Quán "cháo hành cho tâm hồn" ở TP.HCM gần 20 năm chỉ bán với giá 1.000 đồng giúp người nghèo ấm bụng

Gần 20 năm nay, mặc cho vật giá leo thang, quán cháo của vợ chồng ông Lê Công Minh (TP.HCM) vẫn giữ giá 1.000 đồng/tô, giúp người nghèo được bữa ấm bụng.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 20/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trên đường Phan Văn Khỏe, quận 6, TP.HCM, có một quán cháo nhỏ tên "Về đây em" vô cùng đặc biệt. Suốt 20 năm qua, mặc cho vật giá leo thang, quán cháo này vẫn chỉ giữ nguyên mức giá 1.000 đồng.Đó là quán cháo của vợ chồng ông Lê Công Minh (68 tuổi) và Nguyễn Thị Kim Phượng (55 tuổi).

Trước kia, ông Minh là thợ hồ, nhưng ông làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn. Sau khi vợ sinh con gái thứ hai, ông nghỉ việc rồi cùng vợ mở quán cháo kiếm thế thêm nhập. Quán cháo nhỏ, đồ ăn cũng không có gì đặc biệt, khi mới mở cũng chẳng có mấy khách. Ông Minh kể: "Thấy khu này mọi người đa phần là công nhân, phụ hồ, sinh viên... nên tôi bán giá phải chăng. Dần dà quán có khách ổn định hơn".

quan-chao-cho-nguoi-ngheo-o-tp-hcm-gan-20-nam-chi-ban-gia-1-000-dong
Quán cháo nhỏ tên "Về đây em" bán với giá 1.000 đồng gần 20 năm qua. Ảnh: Báo Phụ nữ

Được biết, ban đầu giá mỗi tô cháo trắng chỉ là... 500 đồng. Nhưng tầm chục năm trở lại đây, chẳng có mấy người dùng tờ tiền mệnh giá này, lại thêm giá nguyên liệu tăng nên vợ chồng ông mới bán thành 1.000 đồng. Ngay cả những món ăn kèm là kho quẹt, dưa mắm, hột vịt muối, củ cải,... cũng được bán với giá phải chăng, từ 2.000 - 10.000 đồng.

Nói về cái tên "Về đây em", ông Lê Công Minh thừa nhận là ông "đặt đại", vì khi phát âm nghe nhẹ nhàng, trìu mến. Thấy vợ không có ý kiến gì, gần 20 năm qua tên quán vẫn được giữ nguyên như thế. Quán cháo cũng chỉ rộng khoảng 15m2, là khoảng hiên nhà được vợ chồng ông tận dụng, tối đa được 5 người cùng ăn.

quan-chao-cho-nguoi-ngheo-o-tp-hcm-gan-20-nam-chi-ban-gia-1-000-dong
Quán cháo cũng chỉ rộng khoảng 15m2, là khoảng hiên nhà được vợ chồng ông tận dụng

Chia sẻ về bí quyết nấu cháo, bà Phượng bật mí cháo phải nấu cả tiếng đồng hồ để được nhuyễn và không pha bột, bởi sẽ bị mất đi hương thơm đặc trưng của gạo. Nồi nấu bằng than lúc nào cũng phải đỏ lửa cho cháo nóng thì ăn mới ngon. Mỗi ngày họ bán hết 4 nồi nhỏ, khoảng 4 kg gạo trắng, bán từ 15h - 20h hằng ngày.

Hầu hết khách của quán là người nghèo, cũng có khi là bà con trong xóm ăn ủng hộ. Thậm chí, cónhững thực khách thấy nghe tin thì đến ăn thử cho biết cháo 1.000 đồng là thế nào. Ông Minh tâm sự, dù giá rẻ nhưng không phải ai ông cũng bán. Vài năm trước, có người đặt tới 500 phần nhưng ông nhất quyết từ chối. Chủ quán cháo bày tỏ, nếu bán hết ngay thì ông sợ sẽ không còn cháo cho những người, công nhân, xe ôm, bán vé số...

quan-chao-cho-nguoi-ngheo-o-tp-hcm-gan-20-nam-chi-ban-gia-1-000-dong
Quán cháo ấy chính là niềm vui tuổi xế chiều, cũng là nơi mà họ góp sức nhỏ giúp đỡ cho người nghèo. Ảnh: Thanh Niên

Bà Phương nói thêm, quán có thể bán với giá rẻ như vậy nhiều năm là vì họ không phải thuê thêm mặt bằng, nấu bằng bếp than nên tiết kiệm hơn. Bà cười: "Tất nhiên chúng tôi vẫn có lời nhưng không nhiều đâu, nhưng được cái hôm nào cũng bán hết. Hơn nữa mình bán rẻ xíu, miễn sao khách ăn được no là niềm vui, động lực rồi".

Thực ra, với vợ chồng ông bà, bán cháo cũng chẳng phải để lời lỗ gì nhiều. Quán cháo ấy chính là niềm vui tuổi xế chiều, cũng là nơi mà họ góp sức nhỏ giúp đỡ cho người nghèo. Ông Minh bày tỏ: "Nhiều ăn rồi họ trả dư nhưng tôi không lấy, miễn là họ thích quán là thấy vui rồi. Bán quen bao năm nay giờ mà nghỉ thì buồn lắm, nên tôi cứ cố gắng đến khi nào không nổi nữa thì thôi".

Theo VnExpress, Thanh Niên, Báo Phụ nữ

Xem thêm: Thầy giáo miền núi "vác tù và hàng tổng", gần 10 năm dốc sức trẻ giúp đỡ học sinh nghèo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ban ngày làm tài xế công nghệ kiếm tiền, đến đêm anh Nguyễn Ngọc Đầy (Thủ Đức, TP.HCM) không nghỉ ngơi mà lại tiếp tục nhận chở khách miễn phí.

Anh tài xế công nghệ tốt bụng cùng những cuốc xe 0 đồng đêm muôn: 'Làm việc tốt đúng là không dễ'
0 Bình luận

Hơn 20 năm qua, chú Minh cô đơn ở làng Đại học Quốc gia TP.HCM không quản khó khăn, miệt mài giúp đỡ sinh viên và người lao động nghèo.

'Minh cô đơn': Vị hiệp sĩ dành nửa đời người dầm mưa dãi nắng giúp đỡ người lao động nghèo
0 Bình luận

Mới đây, người dân Hà Nội không khỏi bất ngờ khi phát hiện rất nhiều phao cứu sinh mới được lắp đặt dọc theo thành cầu Long Biên. 

Câu chuyện ấm lòng đằng sau 33 chiếc phao cứu sinh bất ngờ xuất hiện trên các cây cầu ở Hà Nội
0 Bình luận

Tin liên quan

“Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” là một câu tục ngữ dân gian ra đời từ sự kết hợp giữa văn minh hiện đại và phong tục dân gian truyền thống. Vậy câu nói này có ý nghĩa gì?

Cổ nhân dạy: “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” có nghĩa là gì?
0 Bình luận

Chỉ cần con bắt đầu ăn vạ, mè nheo, bố mẹ có "trái tim đậu hũ" lại nhanh chóng xuống nước, nhượng bộ luôn theo ý muốn của con.

Cha mẹ có 'trái tim đậu hũ': Nhân nhượng một lần, con hỏng cả đời
0 Bình luận

“Đi tìm ngựa quý” là câu chuyện về chàng trai lao đầu đi tìm ngựa và nhận được lời khuyên bất ngờ từ vị cao niên. Câu chuyện ngắn này cũng là một bài học sâu cay dành cho hội công sở, nhất là những thành phần suốt ngày tìm cách lấy lòng sếp.

“Đi tìm ngựa quý” – Câu chuyện sâu cay dành cho dân công sở
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 14 giờ trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 15 giờ trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất