Ông cụ 82 tuổi miệt mài “chắp vá” những con đường
Hình ảnh ông cụ 82 tuổi gầy guộc tỉ mẩn vá đường giữa phố phường Long Xuyên bất kể nắng mưa đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Dù tuổi cao sức yếu, ông Tư Long, tên thật là Cao Văn long vẫn đạp xe rong ruổi khắp các ngõ hẻm, vá những ổ voi, ổ gà để đảm bảo an toàn cho bàn con đi đường khiến ai nấy nhìn thấy cũng đều trân trọng, yêu thương. Những vết “chắp vá” của ông cụ Tư Long không chỉ đơn thuần là công việc mà còn là tấm lòng, nghĩa cử mà ông tận tâm dành cho cộng đồng.

Thấy những ổ voi, ổ gà gây bất tiện, thậm chí là tai nạn cho người đi đường, ông Tư đã nghĩ ra cách dùng nhựa đường, đá mi và dầu hỏa để chỗ vá được bền chặt hơn. Gần chục năm qua, khoảnh khắc ông cụ 82 tuổi tỉ mẫn, cẩn thận chăm chút cho từng con hẻm với những giọt mồ hôi thấm ướt chiếc áo cũ đã khiến rất nhiều người xúc động. Người dân bên đường mỗi khi thấy ông Tư Long dựng chiếc xe cà tàng, cần mẫn ngồi vá đường sẽ thường đem nước, bánh trái trong nhà cho ông ăn lấy sức.

Từ hành trình “chữa lành” những con đường của ông cụ 82 tuổi, chúng ta đã học hỏi được rất nhiều điều, mỗi người đều có thể góp phần làm cho đời sống tốt đẹp hơn từ những việc nhỏ nhất, bất kể thời gian, điều kiện hay tuổi tác.
Xem thêm: Xúc động trước bức thư xin giúp đỡ cho bạn được đến trường của nữ sinh lớp 7
Đọc thêm
Bức thư viết tay của nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh gửi đến một người bác với mong muốn giúp đỡ cho bạn học có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường khiến nhiều người xúc động.
Sợ nghèo chính là động lực để cô gái trẻ không ngừng cố gắng và tiết kiệm, tạo nguồn thu nhập thụ động để độc lập tài chính sớm.
Với số tiền là 2.000 đồng, người nghèo có thể mua sắm những món mình muốn ở cửa hàng đồng giá của dự án E2K.
Tin liên quan
Sống ở đời, việc không như ý thường chiếm đến 8,9 phần. Vậy khi đối diện với chuyện không vừa ý, ta phải làm sao?
Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.
Cổ nhân đúc kết, nuôi con trai thì dưỡng ba khí, nuôi con gái dưỡng ba dung. Vậy, "ba khí" và "ba dung" mà cổ nhân nhắc đến là gì?