Việc tốt quanh ta: Ông Ba Dân và hành trình hơn 10 năm vá lành những ổ voi, ổ gà... trên mặt đường
Dù đôi chân bị khiếm khuyết do sốt bại liệt, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng hơn 10 năm qua, ông Ba Dân vẫn miệt mài "phơi lưng cho trời" vá đường từ thiện...

Ông Nguyễn Hồng Dân, (tức Ba Dân, 55 tuổi, ở TP Cần Thơ), có dáng người nhỏ, nước da đen nhẻm, bước đi khập khiễng, khuôn mặt khắc khổ, răng đã rụng gần hết. Quê gốc của ông ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Cuộc sống khó khăn nên gia đình ông bôn ba nhiều nơi. Hiện tại, ông tạm trú tại phường Trà Nóc, quận Bình Thủy.
Ông Ba Dân kể, trước đây vợ chồng ông lên Bình Dương bán vé số. Tại đây, ông nhiều lần chứng kiến công nhân bị tai nạn do chạy trúng ổ gà. Đặc biệt, lần chứng kiến một người đàn ông đi đường không kịp tránh ổ gà, ngã xe gãy cổ, tử vong tại chỗ khiến ông ám ảnh mãi. Từ đó, bán vé số dư được đồng nào, ông mua vật liệu để đi vá ổ gà.
Cuộc sống bôn ba đưa vợ chồng ông Ba Dân về Cần Thơ mưu sinh. Ở quê nhà, ông lại cặm cụi trộn hồ, vá ổ gà bên chiếc xe cà tàng lỉnh kỉnh vật liệu.

Ông Ba Dân có 3 người con. Các con đều nghèo khó, làm thuê kiếm sống. Hai năm trở về trước, vợ ông bán hàng tạp hóa, ông Ba Dân vừa bán vé số, vừa vá đường từ thiện. Nhưng khi dịch Covid-19 cướp mất người vợ yêu quý hồi tháng 11/2021, ông không bận tâm chuyện cơm áo gạo tiền nữa, chỉ chuyên tâm vào việc vá đường từ thiện.
“Nghèo khó thì hồi đó đến giờ vẫn nghèo khó nên tôi quen rồi. Tôi chỉ vui khi mình làm việc có ích cho đời, cho xã hội”, ông Ba Dân nói.
Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, ông Ba Dân đã chạy xe tự chế đi khắp nẻo đường, ngó nghiêng xem đoạn nào có ổ gà để vá. Có ngày ông rong ruổi gần 20km để “săn” ổ gà.
Ông Ba Dân nói, trước đây ông đi nhặt hoặc xin nhựa đường bong tróc, phế thải về lấy búa đập nhỏ ra để làm nguyên liệu vá đường. Nhưng nay, ông đã chế được máy đầm nhựa, tiện dụng và năng suất cao hơn. Nhờ có chiếc máy này mà ông không còn ngồi đập từng mảng nhựa to, tốn thời gian như trước.

Công việc vá đường của ông được nhiều người ủng hộ, góp thêm chi phí. Ông kể lúc vá đường, nhiều người dân đi ngang ghé lại hỏi thăm sức khỏe, mua ly nước mời ông. “Mọi người di chuyển an toàn trên đường là động lực giúp tôi duy trì công việc này”, ông Ba Dân nói.
Khoảng 10 năm qua, không biết bao nhiêu tuyến đường, ổ gà đã được ông vá. “Giờ con cái cuộc sống cũng tạm ổn, bà xã không còn, tôi không có nhu cầu gì nhiều. Mình lấy 50 triệu cất cái nhà ở, chỉ có con cháu mình nó mừng, nhưng mình lấy 50 triệu làm chuyện có ích, cả xã hội được nhờ. Tôi cũng không biết mình nghĩ vậy có đúng không nữa, nhưng tôi nghĩ vậy và làm vậy”, ông Ba Dân chia sẻ.
Năm 2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen cho ông Nguyễn Hồng Dân vì có nhiều thành tích trong phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giai đoạn 2016-2020.
(Theo VietNamNet)
Xem thêm: Bà lão ở nhờ trong lô cốt, bán trà đám ham mê làm từ thiện
Đọc thêm
Hơn 30 năm làm nghề buôn bán hải sản, bà Nhung chưa bao giờ chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng tằn tiện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Bà Nguyễn Thị Đào (U Đào) sinh năm 1945, ở cái tuổi xưa nay hiếm có nhưng vẫn hăng say với công việc không lương mang tên từ thiện.
Ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thảo quyết định "rời phố về rừng" để khám phá vùng đất mới. Sau đó lại gắn bó với việc tổ chức các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.