Vượt lên số phận, nữ nghệ nhân tranh giấy xoắn lựa chọn công việc vì cộng đồng
Những sản phẩm làm từ giấy xoắn của Trần Thụy Thúy Vy (TP.HCM) không chỉ là công việc mà còn là ước mơ, tinh thần vượt nghịch cảnh của cô gái khuyết tật.

Sinh ra khỏe mạnh, nhưng sau một cơn sốt cao không được chữa trị kịp, Thúy Vy đã bị liệt, teo một chân bên phải. Người chị song sinh của Thúy Vy còn bị mù một bên mắt trái.
“Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình không đủ điều kiện để cho tôi đi học nên tôi xin vào làm công nhân tại khu chế xuất để dành dụm tiền đi học. Khi đang học dở, hết tiền tôi lại tiếp tục vay ngân hàng theo diện sinh viên nghèo để tiếp tục việc học. Bởi tôi biết, chỉ có con đường học hành mới giúp tôi thay đổi cuộc đời”, Thúy Vy tâm sự.

Các bạn ở trường vào đại học từ năm 18 tuổi, nên Thúy Vy trở thành một “hiện tượng lạ” khi bước vào cánh cửa đại học năm 30 tuổi. Ở tuổi ấy, Vy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và gian nan. Nhưng với quyết tâm “không bao giờ là muộn” và “không có gì là không thể” Thúy Vy đã nỗ lực vượt qua, làm những điều tưởng chừng như không thể.
Cuộc đời cướp đi đôi chân của Vy, nhưng bù lại cho Vy một đôi bàn tay khéo. Ngày đi học, để có thêm tiền trang trải, Vy nhận vẽ thêm bên ngoài. Ngoài ra, Vy cũng dành thời gian tham gia các cuộc thi vẽ tại trường để vừa học hỏi, vừa nâng cao trình độ của mình. Trong đó có đạt giải Nhất một cuộc thi với sản phẩm giấy xoắn, đây cũng là tiền đề để Thúy Vy khởi nghiệp sau này.
“Tốt nghiệp Đại học, tôi tập trung làm các sản phẩm từ giấy xoắn như tấm thiệp, kẹp sách, bức tranh…để bán. Khi nhìn sản phẩm giấy xoắn của tôi, có nhiều khách hàng ở nước ngoài đã đề nghị phối hợp cùng họ mở cửa hàng tại các nước châu Âu, bởi người dân các nước này rất thích đồ thủ công như vậy. Họ muốn tôi sang nước ngoài cùng họ. Nhưng tôi muốn ở lại phát triển kinh doanh, mở xưởng để giúp đỡ nhiều người cùng hoàn cảnh như mình”, Thúy Vy cho hay.

Với muốn hỗ trợ nhiều người cùng cảnh ngộ có việc làm, năm 2013 Thúy Vy thành lập Cơ sở tranh giấy xoắn Alice Quilling (Quận 4, TPHCM) truyền nghề và tạo việc làm cho những phụ nữ khuyết tật. Cô nói: “Ban đầu tôi chỉ có ý định muốn giúp phụ nữ khuyết tật có công ăn việc làm. Nhưng sau khi làm việc nhiều năm, tôi nhận ra ai cũng cần công việc phù hợp với sức khỏe của họ, từ đó cơ sở của tôi mở rộng cho nhiều người hơn”.
Những sản phẩm tỉ mỉ chỉn chu từ giấy xoắn mở ra cơ hội cho những người khuyết tật khẳng định chính mình. Họ trở nên tự tin hơn vì có thể tạo ra nguồn thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.
Hơn 10 năm nay, cơ sở tranh giấy xoắn Alice Quilling trở thành nơi những người khuyết tật chia sẻ, nương tựa và cùng đóng góp sức lực, cùng tin tưởng vào tương lai tươi đẹp phía trước. Sản phẩm tranh giấy xoắn của Thúy Vy cũng ngày càng được ưa chuộng và còn được xuất khẩu sang các nước, tạo nguồn thu nhập ổn định cho Vy và mọi người trong xưởng.
Theo VOV
Đọc thêm
Chàng trai 9X – Trần Thành Trung dù mang trong mình căn bệnh bại não bẩm sinh nhưng chưa bao giờ từ bỏ cơ hội chứng minh năng lực bản thân.
Tuy bản thân bị khiếm thị bẩm sinh, nhưng nữ sinh Nguyễn Diệu Linh vẫn giữ tinh thần lạc quan, hết lòng tham gia việc tình nguyện.
Người nghệ sĩ khiếm thị đa tài Bùi Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) là tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, nỗ lực vượt khó, có đóng góp cho xã hội được tôn vinh.
Tin liên quan
Mỗi ngày trôi qua, chị Nga lại cố gắng làm cách nào để mở rộng không gian đọc sách để nhiều người được tiếp cận với tri thức hơn...
Chị Phan Bích Ngân (35 tuổi) là thanh niên khuyết tật tiêu biểu duy nhất của TP. Cần Thơ được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2022.
Khát khao duy nhất của bà Hoàng Thị Len khi gắn bó với người khuyết tật chính là mong họ học được nghề may để có cơ hội bắt kịp với cuộc đời.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.