Nỗi lòng người bỏ việc đi làm môi giới: "Chọn việc kiếm ra tiền lại nhẹ đầu thì có gì sai?"
Theo tôi, một người chọn bỏ việc để chuyển sang môi giới nhà đất vì kiếm ra tiền, lại nhẹ đầu và ít trách nhiệm hơn công việc hành chính thì có gì sai?

Thời gian gần đây, tôi thấy người ta nói về nghề môi giới bất động sản (hay thường gọi là "cò đất") với nhiều ác cảm. Chưa kể, họ còn muốn có các quy định chặt chẽ hơn cho nghề này, chẳng hạn như yêu cầu bằng cấp chuyên môn.
Riêng tôi cho rằng, nếu một người chọn làm môi giới nhà đất vì nó kiếm ra tiền, lại nhẹ đầu, ít phải chịu trách nhiệm hơn các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, thì đó là một sự lựa chọn khôn ngoan đấy chứ? Có những việc kiếm ra tiền như bác sĩ nhưng thực tế lại chẳng dùng được tiền. Họ ngày đêm trực ở bệnh viện, muốn kiếm thêm thì đi làm ở phòng khám tư, cứ thế là hết ngày, hết tuần.

Con người hơn nhau ở sự lựa chọn, tôi nghĩ vậy. Người làm việc cật lực, bán mặt ngoài đường mới kiếm ra tiền, người khác chỉ cần gọi điện thoại thuyết phục vài câu là thừa sức kiếm hơn chỗ đó, vậy bạn chọn bên nào? Theo tôi, nếu được chọn lựa, ối người cũng bỏ các ngành như IT, bác sĩ, nhân viên ngân hàng để đi làm việc khác nhẹ hơn.
Tôi đang làm song song hai nghề là kinh doanh và đầu tư, nhưng thú thật là đang ngán kinh doanh lắm. Công việc thì bận rộn, còn phải tính lương bổng nhân viên, lo tiền thuê mặt bằng, mua sắm máy móc, chịu trách nhiệm với khách hàng, đòi nợ như đi ăn xin, đảm bảo uy tín cho công công ty...
Trong khi đó, chỉ cần cầm cục tiền rồi đầu tư mã chứng khoán nào đấy (tất nhiên phải có kiến thức), thì mấy ngày sau đã kiếm cả chục triệu. Hoặc có nhiều tiền hơn, ném vào miếng đất nào đó là vài tháng sau sang tay cũng có gấp hai, ba lần (nếu khu đấy tiềm năng lâu dài). Mà tôi thấy đó lại toàn là tiền tươi, thóc thật, nhẹ cả đầu.
Tất nhiên, nói thì dễ chứ không phải ai cũng có duyên với bất động sản, nghề này cũng khá kén người. Mỗi năm, cả ngàn "cò đất" chấp nhận bỏ cuộc chơi, chuyển sang làm nghề khác vì không có duyên. Thế nên, cũng phải nói không phải ai bỏ nghề theo bất động sản cũng thành công.
Theo tôi, vấn đề ở đây không phải là yêu cầu môi giới bất động sản phải có bằng cấp, mà là cái tâm của họ ra sao. Nếu họ bán đúng giá đất, hỗ trợ bên mua và bên bán, trao đổi trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, thì nghề môi giới này rất có giá trị. Nghề nào cũng vậy, quan trọng là đạo đức nghề nghiệp đến đâu.

Tôi vừa mua vài lô đất, may mắn gặp môi giới có tâm, báo giá tương đối rẻ hơn so với mặt bằng chung. Họ cũng hỗ trợ tôi trả thêm giá vì tôi mua nhiều lô đất nền. Ngày tôi sang tên công chứng, môi giới đó cũng chở tôi đi tới Ủy ban, cho tôi xem trích lục quy hoạch đất, mời địa chính xuống đo đạc lại đầy đủ, rồi mới gọi chủ đất ra công chứng.
Thậm chí, khi định xuống tiền mua nốt lô đất nọ thì phát hiện không đúng diện tích, môi giới này cũng sắp xếp ổn thỏa cho tôi. Ấn tượng nhất là đội môi giới này tự bỏ tiền túi ra cọc để giữ đất cho tôi (tôi hẹn năm ngày chuẩn bị tiền và sẽ trả đủ vào ngày công chứng sang tên).
So sánh đơn giản, người có bằng xe máy thì đầy đường, nhưng vẫn có người chạy ngang ngược, bất chấp luật lệ đấy thôi. Môi giới cũng thế, có bằng cấp nhưng không có tâm, đã muốn lừa đảo bạn thì thế nào cũng có cách. Giải quyết tình trạng "cò đất" lừa đảo, thao túng thị trường, chỉ bằng việc quản lý bằng cấp, theo tôi không phải cách làm từ gốc.
Bài viết tổng hợp theo chia sẻ của anh Mem, mang quan điểm cá nhân của tác giả.
Theo VnExpress
Xem thêm: Thương cảm mẹ đơn thân hơn 20 năm ở trọ khắp nơi, tôi môi giới giúp chị một căn nhà cũ giá rẻ
Đọc thêm
Hạt Mít là hotgirl đình đám một thời, giờ đang là bà chủ chuỗi cửa hàng làm đẹp có tiếng, và là "tay chơi" bất động sản sành sỏi.
Lương thưởng cao, được vi vu nhiều nơi và còn hàng loạt lợi ích khác, nhưng vì sao nhiều môi giới bất động sản vẫn bỏ nghề sau vài năm?
Để có thể kiếm lời trong kinh doanh, không ít người chẳng ngần ngại mà sử dụng chiêu trò, và nghề môi giới bất động sản cũng không phải ngoại lệ.
Tin liên quan
Khán giả chương trình Shark Tank không khỏi nể phục ước mơ của kỹ sư kiêm nhà sáng chế Nguyễn Vĩnh Sơn, với tham vọng "muốn cả thế giới biết Việt Nam là ai!".
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc vẫn rất nắng nóng, có nơi vượt ngưỡng 39 độ C. Tuy nhiên, đến chiều tối và đêm trời mưa bất chợt.
Vượt qua mọi giông bão cuộc đời, Zhu Xiaohong vươn mình trở thành doanh nhân sở hữu sản nghiệp vài trăm tỷ. Khi đã giàu có, cô quay lại đền đáp xã hội bằng các khoản quyên góp lên đến 20 triệu NDT mỗi năm.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.