Niềm vui không tưởng cho mẹ con thủ khoa trường Y sau lá đơn vay tiền đóng học

Lo con không có tiền đi học, mẹ thủ khoa trường Y Lê Thanh Sang (TP.HCM) đã gửi đi lá đơn vay tiền đóng học và nhận được sự trợ giúp bất ngờ.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 20/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chàng thủ khoa vượt khó học hành

Những ngày vừa qua, nhiều trường đại học và cao đẳng trên cả nước đã công bố điểm chuẩn xét tuyển thi tốt nghiệp THPT 2021. Trong số đó có trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, với điểm chuẩn 26,35-27,35 điểm tuỳ theo nhóm thí sinh.

Được biết, hiện tại người có tổng điểm thi cao nhất trường (không tính điểm ưu tiên) là em Lê Thanh Sang (học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6, TP.HCM). Sang chọn thi tổ hợp khối B (Toán, Hóa, Sinh), đạt 28,75 điểm. Trước đó, em từng đoạt giải nhì môn Sinh trong cuộc thi học sinh giỏi thành phố. 

niem-vui-bat-ngo-sau-la-don-vay-tien-dong-hoc-cua-me-thu-khoa
Lê Thanh Sang thi được 28,75 điểm, là thủ khoa đầu vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

10x tâm sự: "Em hài lòng với kết quả thi này. Suốt cả năm em đã rất tập trung học, học sáng, học chiều, học cả ban đêm nên nếu kết quả thi thấp thì em mới bất ngờ". Được biết, Sang vốn có ước mơ học y nên chỉ đăng ký đúng 2 nguyện vọng là Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y Dược Cần Thơ. Với số điểm này, em đã trở thành thủ khoa đầu vao của trường.

Niềm vui bất ngờ sau lá đơn viết tay của người mẹ

Chị Lê Thị Anh Thy, mẹ của Sang cho biết chị chỉ có mỗi cậu con trai này. Con mới hơn 1 tuổi thì chồng chị mất, chị ôm con về ở với ba mẹ. Sau này ông bà làm ăn thua lỗ, phải bán nhà rồi cũng qua đời, từ đấy mẹ đơn thân một mình nuôi con khôn lớn. 

3 năm qua, chị làm tạp vụ cho công ty địa ốc Charm Group tại Quận 6, TP.HCM. Dù lương không cao, nhưng với bản tính tiết kiệm lại được công ty quan tâm, mẹ con chị cũng vượt qua khó khăn. Thậm chí, lãnh đạo còn cho mẹ con chị ở miễn phí trong một căn hộ chung cư công ty xây dựng.

Khi bước vào cấp 3, lựa chọn của con trai về việc học khối B khiến chị có phần bất ngờ. Chị hỏi vì sao Sang chọn khối B chứ không phải khối A, bản thân chị nghĩ rằng việc học kinh tế sau này ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Khi được hỏi, Sang nói với mẹ là mình muốn học y để cứu người, với nguyện vọng là theo ngành pháp y. 

Chị Thy nhớ lại: "Khi đó, tôi bảo con là ngành pháp y thường xuyên tiếp xúc với người đã mất đó, thì cứu thế nào? Con nói là ngành này sẽ xem xét để giải oan hay tố cáo những người đã gây ra cái chết đó, cũng là một cách cứu người". Năm lớp 11, chị Thy hỏi lại con về nguyện vọng chọn nghề. Lúc này Sang cho biết, cậu không muốn học ngành pháp y nữa mà chuyển sang ngành tim mạch.

Chị Thy tâm sự: "Trời thương tôi, mất nhiều thứ nhưng được đứa con. Sang kiệm lời, ít thổ lộ với mẹ nhưng nhìn những hành động của con là biết thương mẹ. Chẳng hạn như tôi thỉnh thoảng cho chút tiền vào ví con, để con muốn gì thì mua chứ con lớn rồi tôi không muốn can thiệp nhiều. Nhưng đến khi con mua đồ vẫn nói xin phép tôi".

niem-vui-bat-ngo-sau-la-don-vay-tien-dong-hoc-cua-me-thu-khoa
Con nhất định sẽ học tốt. Mỗi học kỳ, con sẽ đưa bảng điểm về báo cáo thành tích với sếp của mẹ

Vào năm lớp 12, Sang trăn trở hỏi mẹ rằng nếu thi đậu thì lấy đâu tiền để đóng học. Nghe con hỏi, người mẹ đơn thân rớt nước mắt, nhưng vẫn dặn lòng sẽ cố gắng xoay xở cho con đi học. Khi biết con thi đỗ, chị Thy định chờ khi thành phố hết giãn cách thì ra ngân hàng chính sách xã hội vay tiền cho con đóng học phí rồi trả dần.

Thế nhưng, khi Sang chính thức có tên trong danh sách trúng tuyển, trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch lại có đề nghị đóng học phí khi làm thủ tục nhập học trước. Lúc này, bà mẹ đơn thân không khỏi lo lắng. Không biết lấy đâu ra tiền, chị quyết định viết đơn xin công ty cho vay 14 triệu đồng để đóng học phí cho con. 

Chị Thy kể: "Theo thông báo của trường thì đầu tuần tới nhập học phải đóng tiền luôn, cả học phí và một số khoản khác là gần 16 triệu đồng. Việc vay tiền công ty là điều trước tới giờ tôi chưa từng nghĩ đến vì tôi làm tạp vụ ở đây đã được quan tâm. Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh như thế này tôi vẫn có công việc, không bị giảm lương, nên không muốn vì việc của mình lại thêm gánh nặng cho công ty. Nhưng sau khi biết thời hạn nộp tiền gấp gáp quá, không biết vay mượn đâu nữa, tôi mới đánh liều".

Cầm tờ đơn trên tay, bà mẹ đơn thân lo lắng xin vào gặp bộ phận nhân sự trình bày. Chị nói số tiền vay chị hi vọng công ty sẽ trừ dần vào lương tháng, mỗi tháng 1 triệu đồng. Nhận đơn, trưởng bộ phận chuyển ngay tới Tổng Giám đốc. Đáng chú ý, tuy vị này duyệt đơn ngay, nhưng không vội ký mà cầm lá đơn qua phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị. Chị Thy run run kể lại: "Bộ phận nhân sự bảo rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng ý cho vay tiền mà công ty… khen thưởng cháu 50 triệu đồng và trợ cấp mỗi tháng 3 triệu cho đến ngày cháu ra trường!". Vị Chủ tịch HĐQT của công ty còn nhắn nhủ: "Hãy tiếp tục nuôi dạy con thật tốt".

Nhận được tin này, hai mẹ con không khỏi bất ngờ và vô cùng cảm động. Sang xúc động nói: "Con nhất định sẽ học tốt. Mỗi học kỳ, con sẽ đưa bảng điểm về báo cáo thành tích với sếp của mẹ". Bản thân chị Thy cũng tự nhủ, hai mẹ con chị sẽ làm hết sức có thể để đền đáp lại ân nghĩa của công ty.

Bà Liêu Thị Phượng, Tổng giám đốc Charm Group cho hay: "Chúng tôi rất vui trước thành tích học tập của con trai chị Anh Thy. Công ty dành tặng phần thưởng và hỗ trợ cho cháu, mong rằng cháu sẽ cố gắng, nỗ lực học tập để trở thành nhân tài, cống hiến cho đất nước".

Xem thêm: Giảng viên đại học 'nghiện' làm việc thiện: Lên mạng xin điện thoại cũ về nâng cấp, tặng học sinh nghèo

Đọc thêm

Dù chỉ còn 1 tay, thương binh Thanh Hóa Lê Bá Nhiệm vẫn miệt mài với công tác khuyến học hơn 30 năm qua.

Thương binh Thanh Hóa chỉ còn 1 tay hơn 30 năm miệt mài làm công tác khuyến học
0 Bình luận

Dù đã 72 tuổi, nữ bác sĩ Phùng Thị Nhung vẫn tình nguyện đi chống dịch, giúp đỡ đồng nghiệp ở điểm tiêm vaccine.

Chuyện nữ bác sĩ 72 tuổi vẫn đăng ký đi tình nguyện mùa dịch: 'Không thể đứng ngoài cuộc chiến'
0 Bình luận

Gần 2 tháng nay, cô giáo mầm non Trần Thị Mỹ Duyên ở Cần Thơ đã tham gia vào đội "shipper xanh", hộ trợ mang thực phẩm cho bà con khu cách ly.

Cô giáo mầm non làm 'shipper xanh', vận chuyển thực phẩm cho bà con khu cách ly ở Cần Thơ
0 Bình luận

Tin liên quan

Khi chúng ta thành tâm đối đãi với người khác, thì không cần phải suy nghĩ đến chuyện báo đáp, mà chỉ cần tĩnh tâm chờ đợi, rồi tất cả mọi thứ sẽ thuận theo tự nhiên mà đến.

Để có một giấc ngủ ngon và một cuộc đời thanh thản, hãy thành tâm đối đãi với người khác
0 Bình luận

Trước năm 11 tuổi, cô bé Sophy Ron chưa từng được đặt trên đến trường mà chỉ cắm cúi nhặt rác ở bãi rác Phnom Penh, Campuchia.

Sophy Ron: Từ cô bé nhặt rác đến nữ thủ khoa xinh đẹp Đại học Melbourne
0 Bình luận

Công nữ Ngọc Vạn là người có công giúp Đại Việt mở mang bờ cõi xuống phía Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XVII. Nhưng tiếc rằng, tên tuổi và cuộc đời của bà không được nhiều sử sách chép lại.

Chuyện vị công nữ có công thu phục các vùng đất phía Nam, mở mang bờ cõi nước Việt
0 Bình luận


Bài mới

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 23 giờ trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Đề xuất