Thương binh Thanh Hóa chỉ còn 1 tay hơn 30 năm miệt mài làm công tác khuyến học
Dù chỉ còn 1 tay, thương binh Thanh Hóa Lê Bá Nhiệm vẫn miệt mài với công tác khuyến học hơn 30 năm qua.

Thương binh 1 tay miệt mài làm công tác khuyến học
Ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa, không ai là không biết tới "ông Nhiệm khuyến học". Ông Nhiệm vốn là thương binh 1/4, nay đã 77 tuổi vẫn miệt mài đi làm công tác khuyến học ở địa phương. Kể từ năm 1988 đến nay đã hơn 30 năm trôi qua, dù chỉ còn 1 cánh tay, chân đi khập khiễng, người thương binh Thanh Hóa ấy vẫn tâm huyết đi vận động, quyên góp.
Ông Lê Bá Nhiệm tâm sự: "Cánh tay phải này tớ gửi lại chiến trường từ năm 1971. Số tớ còn may mắn hơn nhiều đồng đội đấy. Tớ chỉ mất một tay và gãy 1 chân, nhưng đầu óc không bị ảnh hưởng gì. Vì thế, khi về nghỉ chế độ, tớ làm công tác khuyến học và tham gia Ban chấp hành Hội Cha mẹ học sinh (CMHS), để động viên tinh thần học tập của các cháu". Mặc cho bản thân sức khỏe không tốt, ông vẫn không vì thế mà đi lại như "con thoi".
Ông Nhiệm tâm sự, kể từ khi tham gia công tác khuyến học và Hội CMHS, chưa bao giờ ông nghĩ tới việc bỏ cuộc. Ông nói: "Tớ đã tham gia công tác này tới 26 năm ở Trường Tiểu học và một thời gian dài ở Trường THCS Nguyễn Du (thị trấn Tân Phong). Hiện nay, tớ cũng tham gia ở Trường Mầm non Tân Phong 1. Thật lòng mà nói, làm công tác khuyến học, khuyến tài và tham gia Hội CMHS không phải ai cũng làm được. Bởi lẽ, nếu người nào không có thời gian rảnh rỗi và có tâm huyết, không thể tham gia".
Ông tâm niệm, khi tham gia Hội CMHS, điều quan trọng nhất là ta phải giữ được quan điểm "Tất cả vì lợi ích học sinh". Do đó, mọi khoản thu chi cần phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt không được "lạm thu".
Làm việc thiện với cái tâm
Vào tháng 8 vừa qua, ông Nhiệm vinh dự được Sở GD&ĐT Thanh Hóa mời tham dự Hội nghị "Dự thảo quy định mức thu dịch vụ và tiếp nhận tài trợ đối với các cơ sở giáo dục công lập". Tại đây, ông đã giãi bày nhiều tâm tư về công tác khuyến học trong thười gian qua.
Ông cho rằng, làm công tác khuyến học và tham gia Hội CMHS phải công tâm, không được là "cánh tay nối dài" của Ban Giám hiệu nhà trường. Ông nhận thấy ở địa phương còn nhiều gia đình khó khăn, nên việc đóng góp cho các cháu đầu năm học quả thực không hề đơn giản.

Vị thương binh ấy chia sẻ: "Chúng tôi là đại diện Hội CMHS trong trường học, nên hiểu được mức đóng góp thế nào là phù hợp với mặt bằng chung của người dân địa phương. Làm sao để hài hòa được giữa cha mẹ học sinh và Ban Giám hiệu nhà trường. Có làm được điều đó, thì người dân mới tin tưởng mà bầu mình lên làm, nhà trường cũng thấy được mình có trách nhiệm".
Việc làm của ông Nhiệm được rất nhiều giáo viên ở địa phương cảm kích. Phó Hiệu trưởng trường mầm non Tân Phong I, cô Bùi Thị Hợp cho biết: "Hiếm có người nào mà làm việc tâm huyết như bác Lê Bá Nhiệm. Hàng năm, mỗi khi bắt đầu nghỉ hè, bác ấy thường đề nghị Ban Giám hiệu, kế toán nhà trường phối hợp với Hội CMHS phải kiểm tra tài sản vật chất cho năm học mới, cần những cái gì, có dự toán hẳn hỏi. Phần nào được Nhà nước hỗ trợ, còn phần nào cần phải kêu gọi phụ huynh đóng góp, lúc đó mới họp bàn và đưa ra họp phụ huynh rộng rãi để kêu gọi".

Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cô Lê Thị Phương thì nhận định: "Bác Nhiệm là một người rất nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Bác ấy có phương pháp làm việc rất khoa học. Bác ấy sẵn sàng đóng góp ý kiến chân thành, rất đúng nghĩa theo góc độ phụ huynh nhà trường. Thậm chí, bác ấy còn giám sát cả công tác lên lớp của các thầy, cô giáo trong nhà trường. Chúng tôi rất trân trọng và quý mến bác Nhiệm".
Dù là thương binh, lại tuổi cao sức yếu, nhưng ông Lê Bá Nhiệm vẫn vô cùng tâm huyết và trách nhiệm với công tác khuyến học ở thị trấn Tân Phong. Những đóng góp của vị thương binh ấy trong suốt 33 năm làm công tác khuyến học đã được chính quyền chú ý và khen ngợi. Ông Nhiệm từng được Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, Hội Khuyến học huyện... trao tặng giấy khen về công tác khuyến học, khuyến tài của địa phương.
Đọc thêm
Dù đã 72 tuổi, nữ bác sĩ Phùng Thị Nhung vẫn tình nguyện đi chống dịch, giúp đỡ đồng nghiệp ở điểm tiêm vaccine.
Gần 2 tháng nay, cô giáo mầm non Trần Thị Mỹ Duyên ở Cần Thơ đã tham gia vào đội "shipper xanh", hộ trợ mang thực phẩm cho bà con khu cách ly.
Chứng kiến cụ già lang thang bới thùng rác để kiếm ăn, nữ doanh nhân Phùng Thị Thu Hoài (Hà Nội) quyết định tổ chức hoạt động từ thiện giúp người nghèo.
Tin liên quan
Khi thấy cô gái đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết, Thượng úy Ngô Văn Thứ đã lao mình xuống sông gấp rút cứu người. Hành động này của Thượng úy Thứ đã nhận được thư khen của Bộ trưởng Phan Văn Giang.
Cư dân mạng và rất nhiều sao Việt sử dụng ừ "xu cà na" khi viết caption facebook hoặc khi bình luận một bài viết nào đó. Vậy xu cà na thực chất là gì, có ý nghĩa ra sao?
Suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn coi trường hợp của cậu bé 13 tuổi người Philippines là một minh chứng về việc “dịch chuyển tức thời” là có thật.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.