Chuyện vị công nữ có công thu phục các vùng đất phía Nam, mở mang bờ cõi nước Việt

Công nữ Ngọc Vạn là người có công giúp Đại Việt mở mang bờ cõi xuống phía Nam trong giai đoạn giữa thế kỷ XVII. Nhưng tiếc rằng, tên tuổi và cuộc đời của bà không được nhiều sử sách chép lại.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Công nữ Ngọc Vạn là con ai?

Công nữ Ngọc Vạn (Công nữ Ngọc Vạn) tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Ngọc Vạn hoặc Nguyễn Phúc Thị Ngọc Vạn. Bà sinh năm 1605, mất năm 1658, là con gái thứ 2 của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (ở ngôi: 1613 - 1635). Nhiều tài liệu trước đây thường ghi chép tước vị của nàng là công chúa, nhưng sự thật là công nữ, vì nàng là con của chúa Nguyễn.

Theo Wiki, công nữ Ngọc Vạn là con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và Hiếu Văn Hoàng hậu Mạc Thị Giai. Bà Mạc Thị Giai vốn là con của Mạc Kính Điển, cháu của Mạc Thái Tông Mạc Đăng Doanh. Ngọc Vạn có nhiều anh trai và chị gái ruột, trong đó có Nguyễn Phúc Lan (sau là chúa Thượng), Ngọc Liên, Ngọc Khoa. 

cong-lao-mo-mang-bo-coi-nuoc-viet-xuong-phia-nam-cua-cong-nu-ngoc-van-22
Công nữ Ngọc Vạn là người hiền lành, xinh đẹp (Ảnh minh họa)

Vào năm 1613, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đăng cơ. Để củng cố vương quyền của mình, ông đã giao hảo với các nước phương Nam, khi đó là Chiêm Thành và Chân Lạp. 

Khoảng thời gian đó, triều đình Xiêm La gần như trực tiếp thống trị Chân Lạp. Vì vậy, khi lên ngôi, Chey Chetta II (ở ngôi: 1618-1628), liền cho xây dựng kinh đô mới ở Oudong (Vũng Long hay Long Úc) và cầu thân với chúa Nguyễn để chống lại sự khống chế của Xiêm La. Lúc này nước Đại Việt do vua Lê cai quản chỉ là hình thức, quyền hành thực sự nằm trong tay hai lực lượng chính là chúa Trịnh ở phía Bắc và chúa Nguyễn ở phía Nam.

Trong cuộc liên hôn chính trị này, công chúa Ngọc Vạn có công lớn trong việc giúp Đại Việt mở mang bờ cõi xuống phía Nam. Nhưng đáng tiếc, tên tuổi và cuộc đời của nàng không được nhiều sử sách ghi chép lại. 

Song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ, sử gia triều Nguyễn tránh nêu rõ những công trạng của công nữ Ngọc Vạn là vì trong quan niệm chính nhân quân tử, sẵn sàng chôn vùi và bỏ qua công lao to lớn của một người mang về cho đất nước, chỉ vì người ấy mang giới tính nữ.

Liên hôn cầu thân để 2 quốc gia phải nương tựa vào nhau

Ở phía Nam có chúa Nguyễn Phúc Nguyên nối ngôi tiên chúa Nguyễn Hoàng lúc vận nước khó khăn, trong khi vùng đất Ô, Rí có được nhờ Huyền Trân công chúa vốn khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt, mùa màng thất bát không đem lại nhiều lương thực. Chúa Sãi đã cho dời trấn phủ từ Dinh Cát (Quảng Trị) vào Kim Long (Thừa Thiên-Huế), tìm cách hòa hoãn với Chiêm Thành, Chân Lạp ở phương Nam để đối phó với chúa Trịnh ở phía Bắc.

Thế nên khi vua Chân Lạp Chey Cheta II ngỏ ý muốn hội kiến, chúa Sãi đồng ý ngay. Cuộc gặp gỡ đôi bên bàn đến việc tăng cường bang giao cũng như thông thương giữa hai nước. 

Sau khi về nước, sứ bộ Chân Lạp đã mang lễ vật đến, chuyển thư của quốc vương ngỏ ý muốn tăng cường mối bang giao giữa hai nước hơn nữa bằng cách xin kết thân với con gái thứ 2 của chúa Sãi là Ngọc Vạn. 

cong-lao-mo-mang-bo-coi-nuoc-viet-xuong-phia-nam-cua-cong-nu-ngoc-van
Vì đất nước, Ngọc Vạn đã hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình để sang liên hôn với vua Chân Lạp

Đọc xong thư, chúa Sãi không khỏi phân vân, bởi vì Ngọc Vạn là con gái yêu, việc gả con cho một người dị tộc, dù là bậc vương giả cũng dẫn đến cảnh cha con xa cách, Ngọc Vạn phải sống cảnh tha hương nơi xứ người với khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa khác biệt... Mặt khác, tương truyền Ngọc Vạn cũng đang có một mối lương duyên và đã hứa hôn với một chàng trai Việt là Trần Đình Huy, con một vị quan trong triều.

Khi đó, quân sư Đào Duy Từ đã cố gắng thuyết phục chúa Sãi nhớ tới chuyện Huyền Trân công chúa năm xưa, đừng bỏ lỡ cơ hội tiến về phía Nam, vận động Ngọc Vạn gác bỏ tình duyên lo chuyện đại sự quốc gia. Cuối cùng chúa Sãi thuận theo. 

Mặc khác, đã là con gái gia đình Hoàng tộc, đương nhiên các công chúa phải gánh trên vai trọng trách đối với quốc gia xã tắc. Công nữ Ngọc Vạn cũng không tránh khỏi việc phải hy sinh hạnh phúc cá nhân để phò trợ đất nước. 

Được biết, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên có 5 công chúa thì trưởng nữ Ngọc Liên được gả cho Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh, công chúa Ngọc Khoa gả cho người Nhật còn công nữ Ngọc Vạn gả cho Chân Lạp. Và mối liên hôn của bà với vua Chey Chetta II cũng nhằm mục đích tạo tiền đề cho sự mở rộng lãnh thổ của quốc gia sau này. 

Mối giao hảo giữa hai nước đem lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên. Chúa Sãi đã nhiều lần đưa quân vào giúp con rể chống lại sự xâm lược của nước Xiêm. Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri đã ghi lại trong cuốn hồi ký của ông xuất bản năm 1631 rằng: “Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gửi quân đội giúp vua Chân Lạp, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Chân Lạp thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...”.

Nhờ có sự trợ giúp thuyền binh của chúa Sãi, Chân Lạp lần đầu tiên trong suốt 100 năm đã đánh bại các cuộc xâm lăng của Xiêm La khiến nước này không còn dòm ngó Chân Lạp nữa, ngược lại người Việt cũng vào định cư rất nhiều ở phương Nam.

Công nữ Ngọc Vạn - cầu nối cho những cuộc di dân, mở mang đất Việt xuống phía Nam

Chuyện của Ngọc Vạn không hề được sử sách Việt Nam ghi chép. Đại Nam liệt truyện tiền biên ở phần các con của Sãi Vương chỉ ghi rằng “khuyết truyện”. Sách Nguyễn Phúc tộc thế phả ấn hành năm 1995 có ghi rằng Ngọc Vạn đã làm lễ thành hôn vào năm 1620, ước đoán khoảng 16 tuổi. Ngoài ra, việc tìm thấy những tài liệu ghi trong sử sách của người Kh’mer cũng như của người Pháp sau này đã góp phần làm sáng tỏ về cuộc đời công nữ Ngọc Vạn.

Dù không được sử sách trong nước ghi chép nhưng Ngọc Vạn vẫn được xác định là một người rất xinh đẹp. Bằng chứng này đã được nhiều người Pháp ghi lại. Ví dụ như Moura trong cuốn Royaume du Cambodge: “Tháng 3 năm 1618, Prea Chey Chessda được phong vương với tước hiệu Somdach Prea Chey Chessda Thiréach Réaméa Thupphdey Barommonpit. Lúc đó vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Somdach Prea Preaccac Vodey Prea Voreac Khsattey”. Hay như G. Maspéro cũng ghi lại trong cuốn L’ Empire Khmer: “Vị vua mới lên ngôi là Chey Chettha II cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua…”.

cong-lao-mo-mang-bo-coi-nuoc-viet-xuong-phia-nam-cua-cong-nu-ngoc-van-0
Ngọc Vạn chính là người mang dân Việt xuống phía Nam làm ăn, cũng là người mở mang bờ cõi nước Việt xuống phía Nam

Mặc dù vua Chey Cheta II đã có trước đó hai vợ, hoàng hậu đầu là người Chân Lạp, người vợ thứ hai là người Lào nhưng ông vô cùng sủng ái Ngọc Vạn (biên niên sử Chân Lạp gọi bà là hoàng hậu Anga Cuv) vì bà không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, điềm đạm, sống mẫu mực, xứng với vai trò một bậc mẫu nghi thiên hạ. Do được giáo dục bởi văn hóa Phật giáo, dù là đại thừa nên bà cũng nhanh chóng hòa nhập với Phật giáo tiểu thừa của Chân Lạp. 

Khi đến kinh đô Oudong, công nữ Ngọc Vạn mang theo đoàn tùy tùng hơn 500 người, có người sau đó làm những chức quan trọng yếu trong triều đình Chân Lạp. Ngọc Vạn còn lập xưởng thợ, mở cơ sở đóng thuyền, mở các nhà buôn quanh thủ đô Oudong, dần dà đã tạo thành hai làng người Việt sầm uất ở đó.

Đến năm 1623, chúa Sãi cử sứ bộ sang gặp Chey Cheta II đề nghị lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa) để khai hoang khẩn nghiệp, sau đó xin cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn). Nhờ có sự vận động của công nữ Ngọc Vạn nên cả hai việc trên đều được vua Chân Lạp chấp thuận. Từ đó, chúa Nguyễn khuyến khích người Việt kéo vào lập nghiệp ngàng càng đông. Sau đó đưa cả quan quân vào lập đồn, đảm bảo an ninh tại địa phương do Ngọc Vạn đã xin chồng cho người Việt quyền tự trang bị vũ khí, bảo vệ đất đai.

Đến năm 1632, thời hạn các trạm thu thuế đã hết, công chúa Ngọc Vạn lại đề nghị quốc vương Chân Lạp cho phép gia hạn và được chấp thuận. Nhờ một tay Ngọc Vạn mà người Việt đã mở mang ở các vùng Đông Nam bộ. Do khác biệt văn hóa nên người Chân Lạp tự bỏ đi, không xảy ra xung đột gì lớn. 

Chỉ trong vòng 5 năm từ ngày Ngọc Vạn kết hôn, người Việt đã sống trải dài từ Bà Rịa, Biên Hòa, Bến Nghé lên tới Châu Đốc đến tận Oudong (Phnom Penh). Đến cuối thế kỷ 17, khi Nguyễn Hữu Cảnh vào lập đất Gia Định thì số người Việt ở vùng này đã lên đến 200.000 người với bốn vạn hộ dân.

Biến cố ập đến, cuối đời xuất gia

Đến năm 1928, vua Chey Chetta II đã băng hà. Ngay sau đó chính trường Chân Lạp trở nên biến động dữ dội vì việc tranh đoạt ngôi vua.

Con của Chey Chetta II với Công nữ Ngọc Vạn là Chau Ponhea To lên kế vị vua cha theo truyền thống với sự phò tá của người chú là Preáh Outey. Nhưng Chau Ponhea To chỉ mới làm vua được 2 năm thì đã bị người chú Preáh Outey giết chết. Sau đó, con thứ 2 của Chey Chetta II với công nữ Ngọc Vạn tiếp tục lên ngôi vua lấy vương hiệu là Ponhea Nu. Đến năm 1640, vua Ponhea Nu đột ngột băng hà.

Chân Lạp liên tục trải qua khủng hoảng bởi các cuộc chém giết giành ngôi lẫn nhau của các hoàng thân. Tuy nhiên, Ngọc Vạn vẫn ở lại Chân Lạp để che chở cho các thần dân gốc Việt. Bà đã trở thành thái hậu và rất có uy tín trong triều đình, bất kỳ ai lên ngôi báu cũng đều nể vì bà và kể cả một số người thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực cũng chạy đến tìm sự che chở của bà hay nhận lời khuyên.

Ngọc Vạn nhiều lần gợi ý họ cầu chứ chúa Hiền để đưa quân qua giúp dẹp loạn, ổn định lại vương triều. Mỗi lần nhờ vả chúa Nguyễn động binh, Chân Lạp lại phải đền đáp bằng những quyền lợi lãnh thổ.

cong-lao-mo-mang-bo-coi-nuoc-viet-xuong-phia-nam-cua-cong-nu-ngoc-van-2
Phần mộ của công nữ Ngọc Vạn

Trải qua nhiều biến động, Chân Lạp dần suy yếu. Đến năm 1674 chia thành hai quốc gia và đều phải thần phục triều cống nhà Nguyễn. Ang Non (cháu Ngọc Vạn) làm nhị vương đóng đô ở gò Cây Mai (Sài Gòn) và sau này khi Ang Non chết thì toàn quyền cai trị đều đã thuộc về nhà Nguyễn.

Sau mấy chục năm ngự ngôi Hoàng Thái hậu của vương triều Chân Lạp, quá chán nản trước cảnh huynh đệ tương tàn, đến cuối đời Ngọc Vạn quyết định rời khỏi Chân Lạp quay về đất Việt. Tương truyền bà đã tìm về vùng Mô Xoài (Bà Rịa), vùng đất năm xưa là nơi khởi đầu cho người Việt dừng chân tìm miền đất mới. Bà lên núi Chứa Chan (nay thuộc Đồng Nai) để xuất gia. Chùa Gia Lào trên núi không rõ do bà lập nên hay là nơi tu hành, được cho là nơi ở cuối cùng của công nữ Ngọc Vạn tức hoàng thái hậu Anga Cuv trên trần thế này.

Xem thêm: Huyền Trân công chúa: Từ cuộc hôn nhân ngoại giao đến cuộc giải cứu khỏi giàn hỏa thiêu đầy kịch tính

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa thạc sĩ Nông lâm ở Pháp, công chúa Như Mai trở lại Alger sống với vua cha 1 năm, rồi lại trở về Pháp làm việc và tiếp tục học thêm.

Công chúa đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ Nông lâm và giành danh hiệu thủ khoa là ai?
0 Bình luận

Cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Thiên công chúa là cuộc đời của nữ danh tướng hy sinh vì nước vì dân với những chiến công hiển hách.

Thánh Thiên Công chúa - nữ tướng tài danh dụng binh như thần khiến giặc phương Bắc khiếp vía
0 Bình luận

Sau khi Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh, công chúa Lý Nguyệt Sinh đã cùng người chồng thợ rèn dấy binh báo thù cho nhà Lý nhưng không thành.

Công chúa Nguyệt Sinh: Mối nhân duyên trời định với người thợ rèn và cuộc dấy binh 'báo thù' cho nhà Lý
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
CSGT Lâm Đồng kịp thời hỗ trợ sản phụ sinh con an toàn trên đường

Vào khoảng 4h50 ngày 1/7, trong lúc tuần tra giao thông, CSGT Lâm Đồng đã kịp thời phát hiện và hỗ trợ một sản phụ chuyển dạ sinh con ngay trên xe đặc chủng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 30/06
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 27/06
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 27/06
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 26/06
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 25/06
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 25/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất