Những nhà sư thầm lặng gieo chữ nơi biên cương
Vượt khó khăn, những nhà sư vùng biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm miệt mài dạy chữ viết Khmer cho con em đồng bào.

Vùng biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang là nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Do điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nên việc dạy và học tại nơi biên cương này gặp rất nhiều trở ngại.
Ấy vậy mà suốt nhiều năm qua, cứ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, tại chùa Giồng Kè, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành lại rộn ràng tiếng cười nói, học đọc, học viết của những người thầy mặc áo cà sa và các em học sinh. Học sinh nơi đây đều là con em đồng bào dân tộc dân tộc Khmer trên địa bàn lại tập trung lại để học tiếng nói và chữ viết Khmer.

Mặc dù trong chùa còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng những nhà sư cùng các em học sinh vẫn miệt mài dạy và học rất nghiêm túc. Mới đây, Ban Dân Tộc tỉnh Kiên Giang đã tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sư phạm cho các vị sư thầy để nâng cao chất lượng dạy học. Ngoài ra, còn trao tặng hơn 3.000 bộ sách giáo khoa Khmer ngữ cho các chùa trên địa bàn để việc dạy học ở các chùa Khmer được tốt hơn.

Vượt qua khó khăn, những nhà sư vẫn đều đặn gieo con chữ đến cho con em đồng Khmer, giúp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Bên cạnh đó, các thầy còn tích cực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trở thành cầu nối giữa chính quyền và cộng đồng người Khmer, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đọc thêm
Chiều hôm đó ông bỏ cơm, nằm nghĩ miên man, nước mắt ứa ra ướt đẫm gối. Vậy là chúng nghi mình lấy sợi dây chuyền đó… Một đời vì con lại nhận về kết quả như vậy, ông không buồn sao được.
Hơn 24 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền vẫn miệt mài bên lớp học tình thương, dạy chữ miễn phí cho trò nghèo ở Hà Nội.
Từng trải qua tuổi thơ vất vả, thiếu thốn, anh Huỳnh Quang Hải hiểu hơn ai hết về số phận những đứa trẻ nghèo bán vé số, nhặt ve chai không biết chữ...
Tin liên quan
Đều đặn mỗi năm, xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise sẽ mở lớp dạy nghề cho khoảng 20 người trẻ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ, kết nối việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Tổ 12, Ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh) chủ động đăng ký xin thoát khỏi hộ cận nghèo.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.