Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ Cà Mau quyết tâm gieo mầm hạnh phúc
Không chỉ mạnh mẽ vượt qua khó khăn của bản thân, chị Lê Thị Hồng Phương (Cà Mau) còn nỗ lực giúp đỡ các chị em khuyết tật, khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Bước ra từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một mình nuôi 3 đứa con thơ, không tiền, không đất đai sản xuất, không nơi nương tựa... Cứ ngỡ cuộc đời sẽ xô ngã chị, nhưng không chị đã mạnh mẽ đứng lên, một mình gồng gánh, chăm lo chu toàn cho con cái. Đặc biệt, chị còn trở thành chỗ dựa cho hơn 25 chị em khuyết tật, kém may mắn.
Người phụ nữ mạnh mẽ, can trường ấy chính là chị Lê Thị Hồng Phương – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Nguyễn Huế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Phụ nữ khuyết tật xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Kể lại quá trình thành lập CLB Phụ nữ khuyết tật của mình, chị Phương nói: “Khó khăn nhất thời gian đầu là phải đứng từng nhà để vận động chị em. Bởi đa phần mọi người đều bị khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam, nhiều chị đi lại khó khăn nên rất ngại đến chỗ đông người”. Thế nhưng, bằng sự chân thành, tử tế, chị Phương đã làm được điều tưởng chừng không thể.
Ban đầu, các chị em trong CLB tập làm các sản phẩm thủ công như kết hoa đá pha lê, thêu tranh đính đá,... Về sau khi hợp được với công ty, các chị em bắt đầu chuyển sang làm các sản phẩm bằng dây lục bình để xuất khẩu.
Chị Lê Thị Mười, thành viên trong CLB Phụ nữ khuyết tật xã Tân Bằng chia sẻ: ‘Tôi bị khuyết tật ở chân, kinh tế gia đình phụ thuộc vào đồng lương bấp bênh của người chồng làm mướn, cuộc sống khó khăn thiếu thốn alwms. Hồi mới học nghề, tôi cũng mặc cảm lắm, nhưng nhờ được chị Phương và mọi người động viên nên đã cố không bỏ cuộc. Nhờ công việc ở CLB, giờ mỗi tháng tôi kiếm được 2-3 triệu đồng, có đồng ra đồng vào nên cuộc sống cũng tốt hơn”.

Ngày ấy, để có được sản phẩm, chị Phương đã phải bỏ tiền túi ra mua nguyên liệu và hướng dẫn chị em học nghề. Rồi cũng chính người phụ nữ ấy đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm đầu ra, đem về thu nhập cho chị em trong CLB.
Qua gần 8 năm hoạt động, CLB Phụ nữ khuyết tật xã Tân Bằng đã thu hút gần 100 người tham gia, trở thành điểm sáng giúp chị em phụ nữ khuyết tật, khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Theo chia sẻ của chị Phương, trong năm qua các thành viên CLB đã tạo hơn 25 ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tổng giá trị gần 500 triệu đồng.
Mới đây, trong CLB có 10 người đủ điều kiện nhận nguồn vốn hỗ trợ sinh kế của tổ chức Hỗ trợ Người khuyết tật Việt Nam. Chị Phương đã động viên chị em mạnh dạn mượn vốn và tận tình hướng dẫn mọi người sử dụng nguồn vốn hiệu quả, vươn lên, tự tin trong cuộc sống.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách
Đọc thêm
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
Bức thư viết tay của nữ sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh gửi đến một người bác với mong muốn giúp đỡ cho bạn học có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đến trường khiến nhiều người xúc động.
Nhiều năm qua, cô giáo Lê Thị Hằng (Kiên Giang) không chỉ miệt mài dạy học mà còn hết lòng với công tác xã hội.
Tin liên quan
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Tổ 12, Ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh) chủ động đăng ký xin thoát khỏi hộ cận nghèo.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Ngày 6/9, Quỹ từ thiện Next-G nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi cha có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, cam kết hỗ trợ học phí cho các em đến khi tròn 18 tuổi và quyết định đồng hành lâu dài với các em trong hành trình học tập.