Người phụ nữ 25 năm bán vé số nuôi đứa trẻ bại liệt bị bỏ rơi

Gạt hết mọi lời bàn tán, 25 năm qua bà Liên vẫn ngày ngày đi bán vé số kiếm tiền nuôi lớn đứa trẻ bại liệt, câm điếc bị mẹ ruột bỏ rơi.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày bế đứa con của cô gái 16 tuổi lỡ dại về phòng trọ, bà Liên bị hàng xóm đặt cho biệt danh “khùng” vì tự nhiên lại rước nợ vào người. Nhìn đứa trẻ nghẹo cổ, tay chân co quắp, nước bọt tứa liên tục, vệ sinh không kiểm soát, chẳng ai tin nó sẽ sống qua 10 tuổi.

Nhưng 25 năm sau, thoáng thấy bóng mẹ Liên đi bán vé số về, cậu bé liền chồm dậy duỗi tay, miệng ê a tỏ vẻ mừng rỡ rồi ì ạch bò ra sau bếp. Cậu hướng mắt lên tô cháo ăn liền đặt trên bàn, ngầm khoe với mẹ mình đã tự rót nước nóng để nấu.

“Giỏi lắm”, bà Kim Liên (59 tuổi, Cần Thơ) khen rồi vuốt tóc con trai.

Giữa năm 2000, bà Liên cùng chồng dắt nhau đến quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ thuê trọ, bán vé số để mưu sinh. Một lần bà bị cây đè gãy chân, không đi lại nhiều được nên được người quen giới thiệu đến trông một đứa trẻ 4 tháng tuổi bị bại liệt, câm điếc. Bà chỉ nhớ cô gái kia tên Phương, quê Kiên Giang, vừa tròn 16 tuổi, có gương mặt rất đẹp, nước da trắng ngần. Đứa con trai bại liệt tên Nhứt Lãm. Phương nói cô đang nuôi con một mình, làm việc ở quán cà phê nhưng Lãm ốm đau liên miên, vú em nào giữ vài tuần cũng lắc đầu bỏ đi. Bà Liên ôm đứa trẻ vào lòng, thấy thương hoàn cảnh hai mẹ con nên nhận công trông trẻ với giá 600.000 đồng/tháng.

nguoi-phu-nu-25-nam-ban-ve-so-nuoi-dua-tre-bai-liet-bi-bo-roi

Nhưng người mẹ trẻ chỉ trả được tháng đầu, rồi những lần về thăm con cứ thưa dần rồi đứt hẳn. Mấy ngày liền không thấy Phương đến, bà Liên ôm Lãm đến quán cà phê hỏi nhưng người ta nói Phương đã nghỉ việc, đi đâu thì không biết. Tìm vài tháng ròng rã không tin tức, bà Liên đành bỏ cuộc. Nhìn đứa trẻ gầy tong teo như mèo mướp trong lòng, ốm sốt liên miên bà Liên càng thương hơn.

"Khi ấy đầu óc tôi lùng bùng không nghĩ được gì chỉ biết mình thương nó", bà Liên kể.

Ông Hữu Tư, chồng bà Liên, nựng nịu cậu bé mấy tháng, cũng cùng cảm nhận với vợ. Không tìm được mẹ của Lãm, ông bà dắt nhau đến UBND phường An Hòa, quận Ninh Kiều làm thủ tục nhận Lãm làm con nuôi. Từ đó gia đình 5 người cặm cụi làm lụng nuôi nhau. Bà Liên sợ Lãm yếu ớt không chịu được nắng mưa nên hôm nào cũng dậy từ 4 giờ sáng, tắm rửa, cho ăn, rơ miệng cho Lãm xong xuôi thì mới khép cửa phòng trọ đi bán vé số. Lãm ở nhà giao cho hai đứa con đẻ của bà trông, đôi khi thì nhờ hàng xóm.

Cậu bé Lãm cứ vậy lớn lên bằng túi tã, bịch sữa, hộp bánh của những người dân trọ trong hẻm  156, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều.

Năm Lãm lên 3, con trai cả của bà Liên đột ngột mất tích. Vợ chồng bà trút hết tiền bán vé số để tìm con nhưng mãi vẫn không tăm tích. Họ định gửi Lãm cho trại trẻ mồ côi chăm sóc để có thời gian tìm con. Bà Liên khóc suốt đêm để soạn đồ cho Lãm. Đến trại trẻ mồ côi, đọc được quy định "không được ra vào thăm trẻ" bà liền bồng con về. Lần thứ hai đưa con vào nhà trẻ, cậu bé rướn người, chụp tay, mếu máo, bà lại không nỡ. Lần ba, Lãm co chân, mắt trợn lên khi nghe tiếng xe máy nổ, bà lại ôm con vào lòng.

“Mấy lần liền không nỡ bỏ, tôi biết mình không thể xa thằng bé nữa”, bà Liên nói.

Cuối năm 2004, gia đình bà Liên chuyển đến quận Bình Tân, TP HCM để sinh sống. Tại đây, vợ chồng bà tiếp tục bán vé số và dò tìm con đến hai năm sau thì gặp lại.

Cùng thời điểm, Lãm bắt đầu hiểu chuyện, có nhận thức nhưng lại bước vào những trận bệnh lớn nhỏ. Lãm bị viêm tủy răng, sưng nướu, không thể ăn uống. Bà Liên gọi xe ôm không ai dám nhận, hết cách bà đành đặt con lên yên trước, một mình đưa Lãm đến bệnh viện để phẫu thuật.

Có lần, bà Liên bị nhiễm trùng máu phải nghỉ ở nhà. Bà thử hỏi Lãm, nếu mẹ chết, con sống sao đây? Cậu bập bẹ "Ch..ớ..t theo" (chết theo). Nghe Lãm nói thế, bà Liên bật khóc nghĩ mình phải dạy con cách sinh tồn. Thế là từ đó, chiều nào vợ chồng bà Liên cũng chở con ra khoảng đất trống của trường học, tập bò, vịn và cầm nắm đồ vật. Ai khuyên bài thuốc nào bà cũng nghe.

Giữa năm 2019, trong lúc bà Liên đang loay hoay nhặt rau, Lãm ngồi sau lưng, bỗng dưng kêu lên tiếng "Mẹ" khiến bà ngỡ ngàng. Người phụ nữ cười mà nước mắt chảy dài. Dần dần, Lãm có thể tự bò đi vệ sinh, xúc cơm, nghịch điện thoại.

Lãnh đạo phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân cho biết địa phương nắm khá rõ hoàn cảnh của em Nhứt Lãm. Khi mẹ con Lãm chuyển trọ từ quận Tân Phú đến đây sống, chính quyền đã hỗ trợ mẹ con về thủ tục, giấy tờ cũng như hưởng các chính sách trợ cấp người tàn tật.

Chị Thùy Dương, người hỗ trợ mẹ con Lãm giám định ở Trung tâm Pháp y tâm thần TP HCM để hoàn thành hồ sơ nhận trợ cấp cho biết, bà Liên chăm cậu bé từng chút. Bà biết Lãm thích bóng đá nên mua quần áo, giày dép, sắm cả quả bóng mới để cậu vui đùa. "Gia đình bà Liên ai cũng thương Lãm như ruột thịt", chị Dương nói.

Bà Liên cho biết sau 25 năm, cuộc sống của họ không dư giả nhưng không thiếu thốn, mọi chi phí khám chữa bệnh, trợ cấp gạo, đều được nhà nước hỗ trợ. Bà chỉ có trăn trở là muốn con được một lần gặp mẹ ruột. Mỗi tối, bà cũng thủ thỉ với Lãm mình là người nuôi dưỡng, nhắc con còn một người mẹ nữa.

"Tôi không trách cũng không giận, chắc nó cũng khổ sở lắm mới rời bỏ núm ruột của mình đứt ruột đẻ ra", bà Liên kể.

Xem thêm: Người phụ nữ Hà Nội sửa nhà thành phòng trọ miễn phí cho bệnh nhân ung thư

Đọc thêm

Tiền không phải là thứ duy nhất mà người giàu sử dụng để nhận được sự giúp sức từ người khác. "Vũ khí" bí mật của nọ nằm ở đây.

Trên nẻo đường giao báo cho người có tiền, tôi nhận ra: Người giàu không chỉ dùng tiền để được người khác giúp đỡ, đây mới thực sự là thứ 'vũ khí' bí mật
0 Bình luận

Sau Tết Nguyên đán, hàng chục thanh niên ở Quảng Trị kéo nhau đến từng nhà dân xin vỏ lon bia, chai nhựa,… để bán kiếm tiền, tặng học bổng cho trẻ em nghèo.

Hàng chục thanh niên xin vỏ lon sau Tết bán để giúp đỡ trẻ em nghèo
0 Bình luận

Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa giúp đỡ một người đàn ông đói rét, lạc đường, không có tư trang về với gia đình an toàn trong dịp Tết Nguyên đán.

Công an tận tình giúp đỡ người đàn ông lạc đường giữa đêm về ăn Tết với gia đình
0 Bình luận

Tin liên quan

Với mong muốn chia sẻ khó khăn với bà con lao động nghèo, anh Trần Hải Âu (38 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã mở quầy rau 0 đồng cho mọi người đến lấy.

Quầy rau 0 đồng ấm lòng người lao động nghèo tại Cần Thơ
0 Bình luận

Trên đường Dương Tử Giang, TP Biên Hòa, Đồng Nai có một tiệm cơm mì nhỏ đều đặn trao tặng những suất cơm nóng hổi với giá 1.000 đồng cho những người lao động khó khăn.

Tiệm cơm mì 1.000 đồng ấm lòng người lao động tại Biên Hòa
0 Bình luận

Chỉ với 1.000 đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vào tiệm mì tự phục vụ, thưởng thức cô mì gói kèm trứng chiên hoặc xúc xích.

Ấm lòng tô mì 1.000 đồng dành cho bà con khó khăn tại Cần Thơ
0 Bình luận


Bài mới

60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Đề xuất