Người mẹ tử tế: Chuyện má Năm hơn nửa đời nuôi "người dưng"

Không máu mủ ruột rà, không mang nặng đẻ đau, nhưng người phụ nữ 68 tuổi ấy đã có hơn nửa đời chăm sóc cho hơn trăm đứa con. Tất cả, dù bệnh tật, dù nghèo khó… đều may mắn được má Năm nuôi nấng hết lòng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

- Sau này Năm hết sức đẩy xe cho anh, rồi Năm tính sao?

- Ờ…ờ… Thì Năm đang lo tập nè. Cho nó ngồi, lên xuống xe với cầm muỗng múc cơm ăn là sống được à.

- Nhỡ hổng đủ thời gian???

- Thì đành gửi lại cho Phượng, con gái dì á, nhờ nó nuôi giùm chớ biết sao giờ.

Nói xong, Năm xìu vai hẳn, lặng người đi ít nhiều. Mưa rưng rưng suốt buổi chiều.

Một ngày thường nhật của Năm

5h, trời vừa tờ mờ sáng. Năm tất tả gói manh chiếu rách vô góc, quấn lại búi tóc bạc to bằng trái cau non sau gáy.

“Dậy đi Hóa, nắng sớm tốt quá”, vừa gặng, Năm vừa lủi thủi bê anh xuống xe, đẩy ra sân vườn đầy nắng để phơi phần thịt đang lên da non.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-0
nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-9

Xong xuôi đâu đó, Năm tất tả đẩy con xe đi thẳng về phòng vật lí trị liệu. Hôm nay, Hóa học bài giơ tay thẳng đứng, vận động lên xuống cho dãn cơ… Năm một bên, thầy giáo phụ một bên.

“Bỏ vài bữa là con chuột chạy mất tiêu, tay cứng ngắc như khúc củi”, Năm xoa xoa đôi bàn tay mà chê.

Ngoài sân, nắng đã lên cao, xuyên quá đám hoa muông giọt vàng óng ánh. 9 rưỡi hơn rồi, Năm lại cắp cái nón lá đội đầu, xỏ vội đôi dép nhựa quai hồng ra cổng bệnh viện. Thứ 3-5-7 định kỳ, nhà từ thiện ghé qua phát cơm, Năm đứng đợi sẵn xin luôn 200 phần cho người bệnh, người nhà nuôi bệnh, y tá, bác sĩ,… cả buổi trưa và để dành chiều.

Rồi xếp hàng dài xin thêm sữa đậu cho Hóa uống bữa phụ. Tất ta tất tưởi xếp lên con xe đầy ứ, Năm hì hục đi giữa nắng.

- Mệt hông Năm???

- Mệt sao hổng mệt, mà mần riết quen à… Năm cười.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-8

Từ ngày ở viện, Năm bận lắm! 365 ngày hết chăm bệnh, tập vật lí trị liệu, xin cơm, chăm ăn,… rảnh rang lại đi nhặt mấy bợ ve chai cho tụi trẻ lang thang “có tiền mua sách vở đến trường, chớ má nó nghèo quá”. Năm đều đặn và trách nhiệm đến không tả nổi.

Chỉ xíu trưa, trải manh chiếu dưới sàn, kê cao gối Năm nằm xem phim. “Má Năm lấy con hộp cơm nghen… Năm xem hộ bình nước… Má, con muốn lật ghê… Má Năm cho ăn ít cháo loãng với ít nghen… Năm ơi, phụ con lấy phân cho chồng con…”, người ta gọi Năm í ới.

Thôi thì Năm bỏ bộ phim giữa chừng, chạy đi lấy phân xíu. Có hôm, người nhà thương dúi Năm tờ 50 ngàn pô-ly-me nài nỉ: “Gửi Năm ít quà”.

“Nhà bây bệnh lấy chi, mang tội chết”, Năm chối.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-7

“Giúp người ta thì người ta cho, má sao thế, cứ lấy đi chớ hỉ?”. Cô y tá đi ngang qua trách quá trời, Năm mới dám nhận: “Ừ, vậy Năm xin để chăm thằng Hóa”.

Thế mà, vừa về tới phòng, đã vội vội vàng vàng đổi ra tờ tiền 20 ngàn, 10 ngàn. Lựa bữa hổng để ý, Năm đặt lại đầu giường: Nhận 20 ngàn thôi nghen, bây hổng giữ là lần khác Năm hổng lấy phân giùm đâu.

Cứ thế, hơn 3 năm rưỡi ở Bệnh viện - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp Q.8, Năm nhận nuôi thằng con trai “bất đắc dĩ” vì thương, rảnh tay phụ thêm cho hàng trăm ca bệnh nhân khác. Hỏi ra, Năm bảo: Mình hổng có tiền bạc, còn mỗi cái sức, giúp được bao nhiêu thì giúp, miễn vui thôi à…

Một bà già, một xe lăn, một chàng tật nguyền giữa nơi "đất khách quê người"

Quê Năm ở Trà Vinh. Ngày xưa, Năm từng có một gia đình hạnh phúc. Hai vợ chồng nghèo, nhưng được cái chăm làm lụng nên cũng dựng mái nhà che nắng che mưa, nuôi 5 mụn con có trai có gái.

Thế rồi, đột ngột người chồng đổ cơn tai biến. Dài tận hai mấy năm trời, mình Năm vừa chăm chồng, vừa nuôi bầy con thơ, khi ấy đứa nhỏ nhất chưa đặng 6 tháng tuổi. “Ruộng vườn bán dần chữa bệnh cho ổng. Nên khi ổng chết, Năm hổng còn cái gì đâu. Năm phải lui nhờ cửa Phật, phụ nuôi mấy cụ già neo đơn sống phần đời còn lại cùng mình với ước mơ có chái nhà chờ thằng Út cưới xin” - Năm kể.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-5

Bà lão 68 tuổi năm đó quyết lên Sài Gòn nuôi bệnh thuê kiếm xíu tiền. Vào buổi tối hơn năm trước, có người quen gọi điện về: Năm ơi, hoàn cảnh này đáng thương quá, không người thân… Chẳng nói chẳng rằng, Năm đi chuyến xe lên thành phố ngay trong đêm.

“Nhìn thằng Hóa trần truồng, đất bám đầy mặt mà vẫn cố trệu trạo nhai hộp cơm nguội, cứng ngắc. Năm ứa nước mắt rồi…”.

3 năm trước, anh Hóa té từ độ cao 7 mét xuống đất, gãy xương cột sống khiến anh bại liệt toàn thân. Cô vợ thiệt thòi đành dắt thằng con theo người mới. Ở nhà, mẹ mất, anh cả gặp tai nạn qua đời, mình cha suy tim lại phải chăm thêm đứa con tâm thần nữa. “Nghèo quá, thôi anh chờ chết”, anh mong mỗi đêm.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-4
nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-3

Vậy mà, chết đâu không thấy, thịt anh cứ thối dần, người cha đau đớn đành đưa anh lại viện, nắm tay nhờ người nuôi giùm. “Ba nó đặt dưới gối đúng 1 triệu 2 tiền lẻ, Năm lấy công rồi mai mốt tiền đâu nữa đóng viện phí. Thôi thương nên Năm tự nguyện nuôi”.

Hôm người nhà lên thăm, nắm tay Năm khóc: Ở quê còn thiếu ăn bữa đực bữa cái, thằng Hóa con nhờ hết, Năm gật đầu. “Tới tận khi về, Năm còn phải chạy mượn đủ 200 ngàn tiền vé xe. Nhà nghèo chi mà nghèo ác, Năm dặn thôi đừng lên nữa, để giành chút tiền dì lo cho em…”.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-2

Từ đó, một mình bà lão tóc bạc hơn nửa đầu đã chấp nhận bỏ quê, bỏ chái nhà chưa kịp xây chờ thằng Út cưới vợ… lủi thủi ở Sài Gòn, nhận “người dưng nước lã” làm con, chăm sóc suốt ngày đêm như thế.

Niềm hạnh phúc mong manh cuối đời

Năm bỗng chốc thành người nhà của trăm bệnh nhân, y tá, bác sĩ ở viện. Lớn xíu gọi là má, con nít âu yếm hơn gọi ngoại Năm. Thương lắm, đi đâu về Năm cũng cắp thêm mớ bánh trái làm quà. Tất cả chúng, dù chẳng máu mủ ruột rà, bần hàn, bệnh tật… Năm vẫn săn sóc hết lòng.

Anh Hóa dần dà như đứa trẻ lên ba, bé bỏng trong lòng Năm. Hằng ngày, Năm chăm từng muỗng cơm, giấc ngủ, đi vệ sinh và chữa trị vết loét đã ăn sâu vào thân thể. Rồi cả những lo lắng khi một mai Năm già yếu, không còn ai bên cạnh anh vẫn sống được giữa đời.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-1

“Hôm nào viện phí hết, Năm ngửa tay đi xin, không còn nữa thì Năm đẩy nó đi bán vé số cũng xong. Kệ, miễn thằng Hóa được ở viện truyền thuốc, luyện tập, cực mấy Năm cũng chịu!

Năm cũng hay bắt nó phơi nắng, đi tập vật lý trị liệu đều. Để lỡ Năm có yếu đi rồi, còn kịp thấy Hóa cầm cái muỗng múc cơm, ăn được là sống”.

Anh Hóa giờ đây đã cử động phần tay, thịt mềm hẳn, vết loét cũng lành thành lớp da non để lại chi chít vệt hoa, Năm ưng bụng lắm. Anh dần trở lại cuộc sống, biết lạc quan chống chọi bệnh tật. “Ơn nghĩa Năm cho anh lớn quá, đời nào anh trả hết”, anh nói, Năm nghe, cười hì hì.

Vì với Năm, niềm vui cuối đời chỉ là những ngày mai, khi thức dậy thằng con còn nằm bên cạnh, mình sẽ tận tay săn sóc nó, ngắm nó cử động lên xuống, nó sẽ vui và thôi nghĩ về cái chết… Hay đơn giản, nghe nó gọi một tiếng má Năm, hai tiếng má Năm, ba, bốn, năm tiếng ngọt ngào đến rưng rưng.

nguoi-me-tu-te-chuyen-ma-nam-hon-nua-doi-nuoi-nguoi-dung-11

Chiều, trời đổ mưa dữ, lộp độp trên lớp hoa muông màu trắng xóa. Năm lại cắp cái nón mình trần đi xin cơm, “để thằng Hóa chờ”. Rồi tỉ mẩn ngồi đút từng muỗng, vừa xoa xoa nắn nắn đôi tay.

- Kiếp sau được làm con Năm, chịu hông anh Hóa? tôi hỏi.

- Chịu chớ, còn mừng nữa. Anh đòi về với Năm miết, chờ Năm chết thì anh cũng theo luôn.

- Trời đất, mày khùng quá Hóa… Kiếp này bệnh rồi, kiếp sau sao bệnh nữa, phải ráng sống tốt để đền hết công ơn cho má nghen… Rồi Năm cười, khoe hàm răng chiếc còn chiếc mất vậy thôi.

(Theo Saostar)

Xem thêm: Có một người mẹ mang tên bà ngoại - Truyện ngắn xúc động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chiếc xe xôi là kế mưu sinh duy nhất của bà Trần Thị Bạch Tuyết (55 tuổi, quận 7, TP.HCM)  suốt nhiều năm qua. Nhờ đó mà bà có tiền nuôi đưa con khờ khạo bị người ta bỏ rơi.

Người mẹ tử tế: Ngày ngày rong ruổi mưu sinh nuôi con người dưng
0 Bình luận

Câu chuyện về tình mẫu tử "bất đắc dĩ" của Chiến và chị Vy lấy đi nhiều nước mắt của y bác sĩ tại bệnh viện St John of God Berwick. Các tờ báo ở Australia, Hoa Kỳ, Anh… gọi đó là ca mổ lịch sử.

Người mẹ nuôi tử tế và hành trình tìm lại đôi chân cho cậu bé Nùng
0 Bình luận

Nhờ người mẹ làm ngân hàng mà cô gái này có thể học vô số bài học tài chính hữu hiệu, giúp cô quản lý tiền bạc hợp lý.

7 bài học tài chính từ người mẹ làm ngân hàng: Áp dụng theo, nỗi lo tiền bạc bay biến
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 2 giờ trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 7 giờ trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 9 giờ trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

PC Right 1 GIF
Đề xuất