Người 'mẹ' đặc biệt mang tình thương bù đắp thiệt thòi cho 20 đứa trẻ khác biệt

Người mẹ đặc biệt Phan Thị Hường coi những đứa trẻ bị tăng động, tự kỷ, khiếm thính... như con. Bà đem tình yêu thương của mình trao đi như một sự bù đắp thiệt thòi cho những đứa trẻ "đặc biệt".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Đắk Nông (TP Gia Nghĩa, Đắk Nông) là "mái nhà" ấm áp của những đứa trẻ bị tăng động, tự kỷ, khiếm khuyết... "Bà mẫu" Phan Thị Hường là người chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho 20 đứa trẻ trong khu nội trú. 

Sáng nào bà Hường cũng dậy từ 5h30 đi gõ cửa từng phòng, gọi bọn trẻ dậy. Nhiều đứa chỉ cần nghe thấy tiếng động là dậy nhưng nhiều em khiếm thính, bà Hường phải đến tận giường để lay mới chịu dậy. Những đứa lớn tự vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, còn có đứa nhỏ mè nheo, "mít ướt", bà Hường phải chạy lại bế lên, dỗ dành mơi chịu. 

Bà Hường tâm sự, mỗi đứa trẻ ở trung tâm đều bị khiếm khuyết song chúng rất yêu thương nhau và thể hiện tình cảm ấy bằng các hành động như xoa đầu, níu tay... rất đặc biệt theo cách của mỗi đứa. Đó cũng là 1 lý do khiến bà thêm gắn bó với nơi này. 

Ngồi lặng một chút, bà Hường bắt đầu kể về cơ duyên với trung tâm này. Bà nói, năm 2017 khi đang làm công nhân tại Đồng Nai thì nghe người ta bảo trên Đắk Nông tuyển người chăm sóc trẻ tiểu học ở nội trú.  Thấy công việc khá phù hợp, lại có thể đưa đón đứa con út đang gửi ở quê lên chăm cùng nên bà đồng ý.

nguoi-me-dac-biet-tan-luc-bu-dap-thiet-thoi-cho-20-dua-tre-khac-biet
Đây là 2 trong số 20 "đứa con" được "mẹ" Hường chăm sóc hằng ngày

Khi gặp hiệu trưởng bà mới hay những đứa trẻ mình cần chăm sóc là trẻ khuyết tật. Khá bất ngờ song bà vẫn chấp nhận làm vì cho rằng đây chính là cơ duyên.

“Lần đầu gặp tôi, các cháu rất háo hức, tuy không thể hiện bằng lời nói nhưng ánh mắt, khuôn mặt đã nói lên tất cả. Nhìn bọn trẻ tôi lại nhớ đến cảnh đứa con trai út của mình phải chịu cảnh xa mẹ từ nhỏ, chính sự khát khao tình thân của các cháu đã đồng điệu với nỗi nhớ con trong tôi, tạo nên mối dây bền chặt”, bà Hường nhớ lại.

Đôi tay gầy guộc của bà Hương chăm sóc đến 20 đứa trẻ khuyết tật với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng nhận thức đều như mới lên 2 - 3 tuổi. Mới đầu bà Hường gặp khó khăn trong việc chăm sóc chúng vì chưa quen. Thêm nữa, cùng lúc chăm sóc 20 đứa trẻ quả thực là quá sức. Nhất là những lúc, mấy đứa nhỏ ốm đau.

“Đêm hôm đường xa, gọi gia đình các con không được, mình tôi tự xoay. Vừa chườm nước nóng cho đứa này, tôi lại xoa đầu dỗ dành bé kia. Lúc đó rất mệt nhưng tôi lại thấy thương các cháu nhiều hơn. Lúc hết bệnh, chúng lại sà vào lòng, ôm chặt tôi từ phía sau rồi thỏ thẻ gọi bà mẫu khiến tôi ấm lòng”, bà Hường kể.

Nói vậy, nhưng chỉ một thời gian ngắn làm việc bà Hường đã quen hết. Thậm chí còn thành thạo hơn cả những người làm việc ở đây lâu năm. Làm "mẹ" của 20 đứa trẻ "đặc biệt" song bà Hường thuộc tên, nhớ mặt và nắm rõ hoàn cảnh của từng cháu. Bà Hương kể, hầu hết các em trong khu nội trú đều có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt.

Có cháu bố mẹ ly hôn, có cháu là dân tộc thiểu số, có cháu nửa năm bố mẹ mới lên thăm 1 lần. Lúc này, người thân duy nhất của các cháu chính là "mẹ" Hường.

Tính đến nay, bà Hường đã có thâm niên gần 5 năm làm việc ở trung tâm. Bà có nhiều kỷ niệm với những đứa con "đặc biệt" nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là với cậu học trò tự kỷ nhưng thông minh.

Bà Hường nhớ lại, cậu bé học giỏi nhưng vì gia đình không phát hiện sớm để để có biện pháp can thiệp nên bệnh trở nặng, trong lớp hay đánh bạn. Ngày đưa vào trung tâm, cậu bé lầm lì, ít nói, không chịu chơi với các bạn. Các thầy cô phải kiên trì, dùng các biện pháp  khác nhau để hỗ trợ. 

Dù bận bịu nhưng sau mỗi giờ học, bà Hường đều dành một chút thời gian ra thủ thỉ bắt chuyện với cậu bé. Dần dần 2 người trở nên thân thiết, cậu bé dần trở nên dễ gần, biết nói chuyện với bạn bè. 

“Bỗng một ngày, tôi đang dọn dẹp thì cháu ôm chặt tôi từ phía sau. Cảm giác lúc đó rất đặc biệt, tôi đã rơi nước mắt. Đó cũng là cái ôm cậu bé dành tặng tôi trước khi chia tay trung tâm về với gia đình. Chỉ từng ấy thôi, tôi đã mãn nguyện lắm rồi”, bà Hường kể. 

Dù đã nhiều năm không gặp nhưng lâu lâu gia đình và cậu bé vẫn gọi điện cho bà hỏi thăm sức khỏe, công việc. Bà vui nhất là khi nghe tin cậu bé đã hòa nhập tốt với môi trường học tập mới, tự tin hơn, bạo dạn hơn và nói chuyện nhiều hơn. 

Trong hành trình làm "mẹ" những đứa trẻ "đặc biệt" ở trung tâm này, nhiều lúc bà Hường đã có suy nghĩ bỏ cuộc. Nhưng nhìn những đứa trẻ tội nghiệp, bà không đành và lại quyết tâm gắn bó với trung tâm, dành tất cả thời gian, tâm sức để chăm sóc chúng. 

Thước đo tình yêu của "mẹ" Hường với lũ trẻ chính là 3 tháng nghỉ hè. Ngày thường rộng ràng tiếng nói cười, thậm chí cả tiếng khóc mè nheo nhưng đến hè thì lại vắng lặng vô cùng. Nhưng sâu trong tâm can, bà chỉ mong các con mạnh khỏe, được gia đình yêu thương để sớm khỏi bệnh, hòa nhập cộng đồng.

“Những khiếm khuyết đều có những tài năng riêng và người lớn phải kiên trì, tạo cho chúng môi trường để khám phá. Thế nhưng quá trình tiếp xúc, tôi thấy vẫn còn nhiều phụ huynh chưa thật sự dành sự quan tâm đặc biệt với con mình. Dù tôi có chăm sóc tốt bao nhiêu, các cháu vẫn cần tình thân mẫu tử để yêu thương, vỗ về, đó chính là liều thuốc tốt nhất để các cháu sớm khỏi bệnh, hòa nhập với cộng đồng”, bà Hường mong muốn.

Ông Trần Thanh Ảnh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đắk Nông cho biết, trung tâm có 37 học viên nhưng có 20 em ở lại khu nội trú.

Ở trung tâm, bà Hường chăm sóc chữa ăn, giấc ngủ và vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, bà còn kiêm luôn cả việc giữ trẻ ban đêm. Chăm sóc trẻ bình thường đã vất vả, rẻ khuyết tật, nhất là khuyết tật trí tuệ càng khó khăn hơn.

Tâm sự của nữ bác sĩ đi xuyên 50 quốc gia mổ từ thiện Lâm Hoài Phương: "Mổ xong thấy lòng mình vui, hồn mình đẹp"

Đọc thêm

Trở về sau cuộc chiến, nữ thương binh hạng 1/4 Đặng Thị Bảy ngày ngày đi bán vé số cóp tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ, thực hiện trọn vẹn lời hứa với đồng đội đã khuất.

Nữ thương binh hạng 1/4 'trọn tình non sông, vẹn nghĩa đồng đội': Bán vé số lấy tiền trùng tu Nghĩa trang Liệt sĩ
0 Bình luận

Sau 3 năm xuống tóc, ăn chay niệm Phật để chuộc lại lỗi lầm quãng đời nghiện ngập, Lê Kim Tuân xin hoàn tục để tiếp tục học tập, trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý giúp đỡ nhiều người đoạn tuyệt với ma túy.

Chuyện chàng trai hoàn tục trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý để 'trả nợ đời'
0 Bình luận

Ngay sau khi nhận được tiền từ người lạ, cô bé 15 tuổi ở Quảng Trị có hành động khiến mọi người cảm phải thốt lên: "Tử tế quá".

Chuyện bắn nhầm tiền điện thoại và hành động tử tế của cô bé 15 tuổi ở Quảng Trị
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất