Trải lòng của một người mẹ: Tôi bằng lòng dù con "mù chữ" trước khi học lớp 1
Người mẹ này tâm sự, ở thành phố, nhiều trẻ mầm non đã sớm biết mặt chữ trước khi học lớp 1, nhưng chị lại muốn để con phát triển tự nhiên.

Chia sẻ của chị M.P về việc học hành của con đang thu hút nhiều sự chú ý. Người mẹ tâm sự: "Phần lớn các bậc cha mẹ thời nay đều cho con đi luyện thi đầu vào lớp 1. Ở thành phố, đa số trẻ mầm non đã biết hết mặt chữ trước khi vào lớp 1, thậm chí biết cả cộng, trừ, nhân, chia. Nhưng tôi mặc kệ tất cả, không chạy theo số đông, mà chọn thứ tốt nhất cho con mình.
Cũng vì thế mà con tôi trước khi vào lớp 1 vẫn không hề biết chữ nào, chỉ giống như một trang giấy trắng. Tới năm lớp 3, con còn bị điểm 3 môn Toán vì không thành thạo các phép tính. Điều đấy làm tôi "cười như điên", không hiểu tại sao việc khó thế mà con cũng làm được.
Trong suốt quãng thời gian học phổ thông của mình, con tôi chưa từng đi học thêm, tôi cũng không phải kiểm tra bài vở của con bao giờ, chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở con tự giác học hành. Rồi mọi thứ vẫn đều ổn, con thi đâu đỗ đó. Cấp hai con học ở một trường công bình thường. Sang đến cấp ba, con đỗ vào trường công cao điểm nhất thành phố. Và hơn hết là con không hề bị áp lực với việc học, vẫn có thời gian đàn hát, vui chơi.

Tôi thấy, dù có quy định cấm dạy thêm hay không được giao bài tập về nhà cho trẻ tiểu học nhưng nhiều khi những thứ đó chỉ có trên mặt lý thuyết. Ví như chuyện cấm cào bằng quỹ lớp nhưng thực tế là thế nào thì ai cũng biết. Việc dạy và học trước chương trình ở ta vẫn diễn ra quá phổ biến ở mọi cấp học.
Nhưng tôi vẫn luôn kiên định, kể cả nếu con tôi là đứa duy nhất chưa biết chữ khi bắt đầu vào lớp 1 thì tôi cũng không thấy có vấn đề gì cả. Trước khi vào lớp 1, con đã có khoảng 200 quyển sách hình, sách tập tô và được đọc sách cho nghe mỗi ngày, nhưng tôi nhất định không cho con học trước chữ.
Tôi thấy thương trẻ con Việt Nam khi nhiều bé lên xe cũng ngủ gà gật, cả lúc đi học lẫn khi được đón về. Chương trình giáo dục ở ta dù trải qua nhiều cải cách nhưng nhìn chung vẫn quá nặng. Theo tôi, nên rút lại cho học sinh chỉ còn học một buổi mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần, với mọi cấp học.
Thay vào đó, chúng ta phải đầu tư nghiêm túc cho giáo dục thể chất, dành tối thiểu 5-6 giờ mỗi tuần cho bộ môn này (có thể học trong buổi còn lại, mỗi tuần ba buổi, mỗi buổi hai tiếng, tập môn gì cũng được, tùy điều kiện của trường và nguyện vọng của số đông học sinh). Nếu trường không có đủ cơ sở tập luyện thì có thể mượn cơ sở vật chất của các nhà văn hóa thể thao quận, huyện. Tăng giáo dục thể chất là cách tốt nhất để học sinh bớt phải học thêm.

Đừng ai bảo rằng gia đình phải tự chịu trách nhiệm việc rèn thể chất cho con em mình vì nhà trường đã quá nhiều việc. Muốn công dân tương lai của đất nước khỏe mạnh, phát triển tối đa, thì giáo dục thể chất trong nhà trường phải làm thật nghiêm túc".
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Theo VnExpress
Xem thêm: Tâm sự của người mẹ: Hối hận vô cùng vì dạy con theo tư duy người nghèo
Đọc thêm
Từng có 10 năm cõng em trai bại liệt tới giảng đường, nay chị Xuân lại khiến cộng đồng cảm phục bởi hành trình bền bỉ đi tìm ánh sáng cho con trai. Chị vừa là đôi chân đưa em trai đi khắp thế gian, vừa là điểm tựa của cả gia đình.
Vừa qua, hai nam sinh Bùi Khôi Nguyên và Bùi Trọng Nguyên đã khiến dân tình nể phục khi cùng đạt điểm toán cao nhất thế giới.
Khi dạy con trai, cha mẹ cần lưu ý đừng nói 4 câu này với đứa trẻ, kẻo con khó dạy bảo, ngỗ nghịch, về sau xa lánh gia đình.
Tin liên quan
“Khi con người ta vẫn còn trên đời, tưởng rằng còn nhiều thời gian, nhiều cơ hội. Thực ra cuộc đời là một phép trừ, gặp nhau một lần, ít đi một lần”.
Nữ sinh HANU Ngô Bích Ngọc được mệnh danh là "chiến thần săn học bổng", thành thạo tới 4 ngoại ngữ.
Học văn hóa cứ học từ từ cả đời, nhưng học các môn năng khiếu nên học trước 10 tuổi. Tôi có 2 con học ở Nga từ mầm non. Đến nay, con trai lớn đã xong cử nhân và đang học cao học. Con gái đã tốt nghiệp cấp 2.