Nguyễn Ngọc Giao: Người đàn ông U70 với hơn 50 lần hiến máu cứu người
Từ một lần bán máu để có tiền mua sữa cho con, ông Nguyễn Ngọc Giao (Quảng Ngãi) đã bén duyên với việc hiến máu nhân đạo, tới nay đã có hơn 50 lần.

Ông Nguyễn Ngọc Giao (65 tuổi, ở phường Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, ông tình cờ biết tới việc hiến máu nhân đạo trong một lần đi... bán máu. Đó là vào năm 1983, khi ấy ông vừa có con gái, nhưng nhà nghèo nên không có tiền lo cho con. Ông kể: "Khi ấy con gái tôi mới chào đời, công việc chạy xe ôm và bốc vác của tôi không đủ nuôi gia đình. Thế là tôi được người ta giới thiệu đi bán máu để có tiền mua sữa cho con".

Bán máu xong, ông được môi giới trả công một xấp tiền lẻ nhàu nhĩ. Nhận được tiền nhưng ông Giao lại có nỗi trăn trở khác: Có không ít người nghèo hơn ông đang phải vất vả chạy đôn chạy đáo kiếm tiền chữa bệnh. Áy náy, ông vội vã đi tìm người nhà bệnh nhân mà ông vừa hiến máu, tìm cách trả lại tiền. Từ đó, ông tự nhủ rằng con mình thiếu sữa không sao, nhưng họ không có tiền chữa bệnh thì đó là chuyện lớn.
Ông kể: "Lần đầu hiến máu sợ lắm, nhưng thấy thương những mảnh đời nghèo khó nơi hành lang bệnh viện nên tôi tiếp tục lên bệnh viện tìm các bệnh nhân đang cần máu để cho". Từ đó, ngoài những giờ chạy xe ôm để kiếm tiền nuôi gia đình, ông lại lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tìm người cần hiến máu. Đến nay, người đàn ông U70 ấy là sở hữu "thành tích" hiến máu khủng với hơn 50 lần. Đáng chú ý, mỗi lần đi hiến máu, ông không bao giờ để lại tên tuổi, địa chỉ, sợ người nhà bệnh nhân lại tìm đến cám ơn.

Dường như thấy việc hiến máu vẫn chưa đủ, ông Nguyễn Ngọc Giao lại tham gia vào Hội Chữ thập đỏ để tiếp tục giúp người, giúp đời. Từ những lần đi thiện nguyện, ông như ngộ ra cái lẽ sống của đời, không còn bị căng thẳng, áp lực. Vợ con ông vô cùng ủng hộ quyết định của ông, cũng tham hiến máu nhân đạo, đến nay tổng cộng là hơn 40 lần.
Ông Giao cho biết, mỗi ngày ông lại có một phần việc mới, từ nấu cháo từ thiện ở các bệnh viện đến vận động kinh phí hỗ trợ bệnh nhân nghèo và những hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Thậm chí những lúc rảnh, ông thường chạy xe về vùng núi, những nơi còn nghèo khó để hỏi xem họ cần giúp đỡ gì không, rồi về kêu gọi hỗ trợ.
Giờ đây, đã qua tuổi hiến máu, ông Giao chuyển sang làm thiện nguyện. 2 năm qua, ông cùng nhóm từ thiện của Hội Chữ thập đỏ TP.Quảng Ngãi tổ chức mỗi tuần nấu 1.500 suất cháo cho bệnh nhân nghèo. Những ngày cuối năm, ông lại cùng các thành viên tất bật chuẩn bị kế hoạch trao quà Tết cho người nghèo.

Chia sẻ với PV báo Dân Trí, ông Đỗ Thanh Hải - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP. Quảng Ngãi cho biết: "Anh Giao là một người tuyệt vời, nếu cuộc sống này có nhiều người như anh thì những cảnh đời khó khăn, những người bệnh nghèo sẽ được sẻ chia nhiều hơn nữa". Với những cống hiến suốt nhiều năm qua, ông Giao đã nhận được 20 bằng khen của Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN và UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Thanh Niên, Dân Trí
Đọc thêm
Năm xưa, nhờ khóa học chụp ảnh miễn phí mà anh đánh giày Hồ Quốc Thống đổi đời. Giờ đang làm chủ studio ảnh cưới, anh lại tình nguyện dạy nghề cho những ai cần.
Nghỉ hưu được 10 năm nay, nhưng cô Đinh Thị Kim Phấn (TP.HCM) vẫn miệt mài làm giáo viên ở lớp học đặc biệt cho trẻ ung thư.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, đại úy công an Thạch Bình (Cần Thơ) lại lặn lội tới xóm nghèo để chăm sóc, dạy dỗ trẻ em người Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Thông thường đọc kết quả test nhanh COVID-19 tại nhà sẽ trong khoảng từ 15 - 30 phút. Không được đọc kết quả trước hoặc sau thời gian quy định của hướng dẫn sinh phẩm.
Nhiều người test nhanh ở nhà thấy khay test lên vạch T mờ rồi lại biến mất thì không biết mình đang ở tình trạng âm tính hay dương tính.
3 năm trước, người này đánh liều vay 500 triệu để mua nhà rồi cho thuê, đến nay không chỉ trả hết nợ mà còn thu lời lớn.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.