Mái ấm Thánh Tâm: Chốn nương tựa của những số phận éo le ở Hà Nội
Nhiều năm qua, mái ấm Thánh Tâm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi nương tựa của nhiều số phận éo le, bị bỏ rơi không ai chăm sóc.

Hiện tại, mái ấm Thánh Tâm ở xã Xuy xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là nơi nương tựa cũng hơn 30 số phận éo le. Ở đây có những cụ già neo đơn, mẹ bầu không nơi nương tựa, người khuyết tật và cả trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Tất cả được chăm sóc bởi 6 nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái (hội dòng phục vụ những người nghèo khó, những người kém may mắn nhất trong xã hội).
Sơ Teresa Nguyễn Thị Bích cười, nói: "Về nhanh, đến giờ cho các con uống sữa rồi". Sơ là người kế nhiệm chăm sóc, quản trị mái ấm Thánh Tâm nhiều năm nay. Sơ cho hay, mỗi nữ tu ở đây, mỗi người một nhiệm vụ, ai nấy đều hết lòng chăm sóc những số phận hẩm hiu.

Người thì chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi đến 5 tuổi, người thì chăm lo cho những em mồ côi đang tuổi đến trường, người chăm bẵm bữa cơm cho các sơ, người già neo đơn, người thì chăm sóc trẻ khuyết tật. Ai rảnh tay sẽ phân chia nhau làm vườn, canh tác rau xanh để lo sinh hoạt cho toàn mái ấm.
Bên cạnh đó, mái ấm Thánh Tâm cũng là nơi tạm lánh của những cô gái lỡ mang thai ngoài ý muốn. Vừa chia sẻ, sơ Bích hướng mắt về phía chị H.N (TP.HCM) mang thai ngoài ý muốn, vừa lưu lạc tới đây khoảng 2 tháng qua. Sơ cho hay: "Cô ấy đang mang thai con trai tháng thứ tư, chồng vũ phu đến nỗi không thể chịu đựng được nên đã liên hệ đến với mái ấm. Ngày cô ấy dắt con đầu 3 tháng tuổi từ TP Hồ Chí Minh ra, trên người không một đồng. Do quá khó khăn nên mái ấm đã thanh toán tiền tàu, xe cho cô ấy di chuyển ra Hà Nội".

Được biết, sau Tết Nguyên đán vừa qua, cơ sở vừa nhận thêm 3 trẻ sơ sinh, trong đó có bé 16 tháng tuổi bị não úng thủy, đã trải qua phẫu thuật và đang được chăm sóc đặt biệt. Một em bé khác đã được 11 tháng tuổi và một em sơ sinh khác nay đã được 8 tháng tuổi bị mẹ bỏ ngay cổng mái ấm khi chưa rụng rốn. Trong đó có một bé được gia đình hiếm muốn nhận nuôi nhưng phát hiện bé không có hậu môn nên đã gọi các Sơ đến nhận về chăm sóc.
Theo Sơ Bích, dù chỉ có 6 người chăm sóc đến 30 hoàn cảnh nhưng không gian nhỏ của mái ấm luôn tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương. Bởi ngoài sự hỗ trợ của các "Mạnh Thường Quân" về vật chất còn có sự đồng hành, chung tay, hỗ trợ của chính quyền địa phương và người dân xung quanh mái ấm.

Ngoài sự quan tâm, chung tay ấy, để thêm nguồn tranh trải sinh hoạt và gây dựng mái ấm, các sơ đã mượn một căn phòng của nhà xứ để làm nơi sản xuất nước tinh khiết bán cho bà con khu vực với giá rẻ. Cùng với đó là canh tác và cho ra sản phẩm hoa đậu biếc sấy khô. Sơ Bích tin tưởng, cùng sự chăm sóc, lo lắng của các "mẹ", những số phận éo le ở mái ấm sẽ no đủ hơn.
Theo Bảo Minh/Sức khỏe Đời sống
Xem thêm: Tấm gương thầy giáo Quảng Nam gần 10 năm "vác tù và hàng tổng", xây 40 điểm trường cho trẻ em nghèo
Đọc thêm
Từ ngày ăn nên làm ra, với tâm nguyện "trả ơn đời", "anh Ba Đạt" ở An Giang sẵn sàng dốc tiền túi ra xây cầu từ thiện.
Cuộc đời của người phụ nữ mồ côi cha, mẹ bỏ đi, suốt 27 năm sống lặng lẽ với khối u lớn trên mặt đã bước sang trang mới khi gặp được người đàn ông tốt bụng - đó là anh Đoàn.
Thấy địa phương đang gặp khó trong việc mở rộng điểm trường, lão nông U70 Bùi Văn Anh (Quảng Ngãi) đã hiến ngay mảnh đất của gia đình.
Tin liên quan
Thoạt nghe có vẻ bất công, nhưng các nhà lãnh đạo luôn có lý do phù hợp để cất nhắc thăng chức cho những người hướng ngoại.
Lắng nghe lời Phật dạy để có thể buông bỏ những điều tạo nghiệp ảnh hưởng đến phước báu, bước gần đến cuộc sống viên mãn, tự tại.
Thế gian có thể hỗn loạn, nhưng miễn nội tâm không dơ bẩn, giữ được sự thiện lương thì ta hoàn toàn có thể vượt qua nghịch cảnh.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.