Lớp khiêu vũ miễn phí dành cho người khiếm thị: Nơi âm nhạc trở thành ánh sáng
Bên trong khuôn viên Hội Người Mù TPHCM có một lớp học đặc biệt rất đặc, nơi ấy âm nhạc trở thành ánh sáng, dẫn dắt những người khiếm thị thỏa sức với đam mê khiêu vũ.

Anh Trần Quốc Tú – huấn luyện viên đứng lớp chia sẻ: “Lớp khiêu vũ dành cho người khiếm thị ra đời từ cuối năm 2023. Sau một lần tôi cùng đồng nghiệp ở bộ môn Dancesport tổ chức workshop khiêu vũ cho người khiếm thị ở TP HCM. Sau buổi trải nghiệm ấy rất nhiều học viên bày tỏ muốn được học tiếp nên chúng tôi đã quyết định mở lớp dạy miễn phí tại trụ sở Hội người mù TP HCM. Lớp học diễn ra vào chiều thứ 6 hàng tuần, học viên dao động từ 20-40 người, hầu hết là người lao động nghèo, bán vé số, làm massage, đời sống khó khăn, vất vả”.
Người bình thường học khiêu vũ sẽ nhìn theo huấn luyện viên để tập, còn đối với người khiếm thị, anh Tú chỉ có thể mô tả qua tiếng nói, sau đó anh sẽ trực tiếp chỉnh sửa tư thế, đề nghị họ chạm vào chân, bụng, tay của mình để làm mẫu. Lần đầu dạy người khiếm thị, không có kinh nghiệm, anh Tú phải tự mày mò thiết kế giáo án riêng.
Mỗi điệu nhảy, học viên thường học trong 1 tháng, nhưng người khiếm thị phải mất từ 2-3 tháng mới hoàn thành. Những lần ngã, trầy tay chân, giẫm chân lên nhau là chuyện thường thấy ở lớp.

Bà Lê thị Phúc, 52 tuổi, vốn là người mê nhạc nên suốt một năm qua bà không bỏ sót một buổi tập nào. “Người mù như tôi vốn không có nhiều lựa chọn để giải trí. Tập thể dục ở công viên thì sợ va vào người khác nên đến lớp học khiêu vũ như thế này rất thích hợp và rất vui”, bà Phúc nói.
Thời gian đầu, bà thường xuyên va vào bạn đứng cạnh, đá trúng cạnh bàn, chân loạng choạng không vững, không biết mình bước đúng hay không. Để học được, phà Phúc phải tập trung 100% để nghe từng lời thầy Phúc nói, cảm nhận âm nhạc, thả lỏng cơ thể theo giai điệu. Sau quá trình miệt mài, nỗ lực đến nay bà Phúc đã thành thục được 4 điệu.
Chị Ngọc Trang, 38 tuổi, là nhân viên ở cơ sở massage khiếm thị tại quận 1. Để có thể tham gia lớp học, chị Trang phải xin sếp đổi ca để được trống thời gian vào mỗi chiều thứ 6. "Ban đầu, người tôi cứng như khúc củi, nhưng bây giờ đã nhảy được vài điệu rồi”, chị Trang nói.
Ông Đỗ Hữu Trường Giang, Phó chủ tịch Hội người mù TP HCM, cho biết lớp học khiêu vũ miễn phí này đã mang lại niềm vui tinh thần cho những người khiếm thị. Hội đã hỗ trợ không gian lớp học, thêm trái cây, bánh ngọt và nước uống giờ nghỉ trưa.
Đọc thêm
14 năm nay, ở vùng quê Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, lớp học không phấn trắng bảng đen của thầy giáo khuyết tật – Phùng Văn Trường đã trở nên quen thuộc với người dân.
Nghĩa trang 21/10 và khu tưởng niệm liệt sỹ, cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 em học sinh tại Thái Bình được xem là biểu tượng của ý chí bất khuất, tinh thần ham học của bao thế hệ thầy cô, học trò tại nơi đây.
Nhiều năm qua, lớp học vẽ miễn phí “Âm thanh hội họa” do họa sĩ Võ Văn Y sáng lập không chỉ đơn thuần là nơi học vẽ mà còn là nơi giúp những họa sĩ khiếm khuyết kiếm tiền bằng chính thực lực của mình.
Tin liên quan
Hàng tuần, vào sáng thứ 4 và thứ 6, các học viên của lớp khiêu vũ Solar Dance Club lại đến tầng 3 của Hội người mù quận Đống Đa, TP Hà Nội để tham gia lớp học.
Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.
15 năm năm qua, chàng trai 8X –Châu Cao Minh (SN 1987, Bến Tre) đã nỗ lực tạo nơi làm việc, giúp đỡ những người khiếm thị có công việc ổn định.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.