Lớp dạy khiêu vũ miễn phí cho người khiếm thị tại Hà Nội
Hàng tuần, vào sáng thứ 4 và thứ 6, các học viên của lớp khiêu vũ Solar Dance Club lại đến tầng 3 của Hội người mù quận Đống Đa, TP Hà Nội để tham gia lớp học.

Lớp dạy khiêu vũ đặc biệt này là do anh Tô Văn Hòa, huấn luyện viên khiêu vũ thể thao đã cùng Hội người mù quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức. Lớp có tên là Solar Dance Club, hoạt động hơn 6 năm nay, học viên của lớp đều là người khiếm thị.
Anh Hòa cho biết, bộ môn khiêu vũ với người bình thường đã khó, đối với người khiếm thị sẽ khó gấp ngàn lần. Hơn 6 năm qua, anh đã bỏ rất nhiều công sức để dạy khiêu vũ miễn phí cho các học viên. Mỗi người khiếm thị sẽ có đặc điểm riêng nên anh không chuẩn bị giáo trình cụ thể để dạy, thay vào đó anh sẽ đặt mình vào vị trí của mọi người để hiểu họ cần gì để tiếp cận, truyền tải cho phù hợp.

Chị Dương Thanh Hiền (trú tại Q.Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước kia chị là cô giáo mầm non, sau một tai nạn bất ngờ chị trở thành người khiếm thị. Thời gian đầu, chị cảm thấy vô cùng bất lực khi cuộc thay đổi hoàn toàn, không nhìn thấy ánh sáng, mọi hoạt động từ đi lại, ăn uống chị phải dựa vào người thân hoặc từ mò mẫm. “Ngày trước khi tôi còn nhìn thấy, mỗi khi nhìn thấy mọi người nhảy múa tôi hâm mộ lắm, nhưng vì không có khả năng nên tôi ngại không tham gia. Sau khi không nhìn thấy được, lạc lõng trong hoang mang lo sợ, tôi vô tình biết đến lớp học khiêu vũ cho người khiếm thị Solar Dance Club nên đánh liều tham gia để thay đổi chính mình. Nhờ lớp học mà tôi đã thoát ra khỏi sự tự ti, chấp nhận được hiện thực và sống tốt hơn mỗi ngày”, chị Hiền bộc bạch.
“Mục đích của việc thành lập lớp học khiêu vũ Solar Dance Club là xây dựng một cộng đồng vui, khỏe, có ích cho xã hội và cũng là để giúp người khiếm thị tự tin hơn trong cuộc sống”, anh Hòa nhấn mạnh.
Anh Trần Văn Hoan, Phó Chủ tịch Hội người mù quận Đống Đa cho biết, vì hạn chế tầm nhìn nên người khiếm thị rất ít khi vận động, lớp học khiêu vũ này đã giúp mọi người khắc phục nhược điểm đó và tăng thêm về mặt sức khỏe, sự giao tiếp của các bạn với nhau và với xã hội.
Những âm thanh của bước nhảy trên nền gạch hòa cùng âm nhạc trong trái tim của những vũ công khiếm thị sẽ đem lại tiếng rộn ràng, vui vẻ. Âm nhạc sẽ không bao giờ tắt trong trái tim của những vũ công khiếm thị.
Xem thêm; Lớp học không phấn bảng của người “thầy” khuyết tật
Đọc thêm
Mất đi một chân là bi kịch kinh hoàng với một vũ công nhưng với Kara Skrubis, cô coi đó là nghịch cảnh để bản thân mạnh mẽ hơn. Và cô cũng chưa bao giờ từ bỏ ước mơ trình diễn ở sân khấu lớn.
Chỉ còn 2 tháng nữa, Nguyễn Hương Quỳnh Trang sẽ tốt nghiệp tiến sĩ. Mặc dù nhận được nhiều lời mời hấp dẫn nếu ở lại Mỹ, nhưng Trang dự định sẽ phát triển công việc của mình ở Việt Nam để “hỗ trợ những người Việt trẻ”.
Nhiều năm qua, lớp học vẽ miễn phí “Âm thanh hội họa” do họa sĩ Võ Văn Y sáng lập không chỉ đơn thuần là nơi học vẽ mà còn là nơi giúp những họa sĩ khiếm khuyết kiếm tiền bằng chính thực lực của mình.
Tin liên quan
Từ ngày còn công tác trong Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho đến khi về hưu, bà Phan Huyền Trân vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện, giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh.
Ngày 24/11 vừa qua, tại công viên Sông Hậu, TP.Cần Thơ mùa 2 Giải thể thao thiện nguyện “Bước chân hòa nhập 2024” đã diễn ra rất thành công với sự tham gia của gần 2000 vận động viên.
Với tấm lòng muốn giúp người, giúp đời, nam thanh niên – Trịnh Lập Đức (SN 1992, Sóc Trăng) đã kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ hàng nghìn trường hợp khó khăn, yêu thế.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.