Lớp học đặc biệt nơi vùng biên của thầy giáo quân hàm xanh
Không chỉ vững tay súng bảo vệ biên cương, Đại úy Hồ Văn Hữu- cán bộ Đồn Biên phòng Ba Tầng còn là người thầy xóa mù chữ cho dân bản.

Đại úy Hồ Văn Hữu, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ba Tầng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là tấm gương điển hình trong việc chủ động, tích cực phối hợp với địa phương thực hiện công tác xóa mù chữ cho dân bản để nâng cao dân trí. Anh đã cùng với các đồng đội, đi từng ngõ gõ từng nhà, lên nương làm rẫy cùng bàn con để giải thích, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia vào lớp học xóa mù chữ. Không kể mưa gió, ngày đêm cứ nơi nào có người dân còn chưa biết chữ, có học sinh đang muốn bỏ học giữa chừng đồng chí Hữu sẽ tìm đến tâm sự, khuyên răn mọi người ở lại với trường, với lớp.
Đại úy Hồ Văn Hữu là người dân tộc Vân Kiều, sinh ra và lớn lên ở xã Mò Ó, huyện Đa Krông, Quảng Trị. Năm 2011, anh thi vào trường quân sự, sau khi tốt nghiệp thì được điều động về công tác ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Từ năm 2020 đến nay, anh được chuyển công tác về Đồn Biên phòng Ba Tầng, huyện Hướng Hóa.
Gần 4 năm gắn bó với mảnh đất này, anh Hữu được đnahs giá là một cán bộ năng nổ, tích cực trong các đơn vị hoạt động của đơn vị, làm tốt công tác xóa mù chữ. Anh cũng thường xuyên tham gia các hoạt động, phong trào giúp đỡ bà con đồng bào trong vùng nên được dân bản gọi với cái tên thân thương, trìu mến là “thầy giáo Hữu”.
Nhiều năm qua, cứ mỗi tuần 3 buổi tối tại điểm trường thôn Dơi Đớ, xã A Dơi, lớp học xóa mù chữ của Đồn Biên phòng Ba Tầng do thầy giáo Hữu phụ trách lại "sáng đèn". Đây là lớp học rất đặc biệt khi học sinh toàn là các mẹ, các chị ở nhiều độ tuổi khác nhau. Ngoài bút vở mang theo thì đôi lúc các mẹ còn phải địu theo con nhỏ trên lưng đến lớp, tiếp thu cái chữ.

Vì học sinh tòa là những đối tượng “đặc biệt” nên thầy giáo Hữu phải chọn những phương pháp dạy với từng người. Ngoài việc dạy chữ, anh còn lồng ghép thêm các hoạt động văn hóa văn nghệ kết hợp với tuyên truyền các chính sách pháp luật, bãi bỏ các hủ tục lạc hậu, đưa nếp sống văn minh đến gần hơn với bà con trong bản. Nhờ đó mà các mẹ, các chị hứng khởi hơn việc học và cũng chuyên cần hơn. Nhờ sự nỗ lực của thầy giáo Hữu và các cán bộ Đồn Biên phòng Ba Tầng mà bàn con đã đọc thông viết thạo, làm được những phép tính căn bản và có nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như trong hành động.
Không chỉ tập trung dạy xóa mù, thầy giáo Hữu còn chủ động phối hợp với các nhà trường, giáo viên bán trú, các tổ chức đoàn, hội trong xã vận động được 55 cháu trong độ tuổi đi học được đến trường và gần 30 học sinh các cấp có ý định bỏ học tiếp tục hành trình “nuôi con chữ”.
Mặc dù công việc khá vất vả nhưng nhìn thấy sự nỗ lực và quyết tâm bám trường bám lớp để biết đọc biết viết của bà con, chị em lớn tuổi bất kể thời tiết, nắng mưa anh Hữu cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, đại úy Hồ Văn Hữu còn được Cấp ủy, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Ba Tầng giao nhiệm vụ trực tiếp dạy dỗ và giúp đỡ 2 cháu là con nuôi của đồn và 10 cháu trong chương trình "Nâng bước em đến trường". Qua thời gian học tập, rèn luyện và nỗ lực, các cháu đều đạt được học lực khá, giỏi; có một cháu thi đỗ vào đại học.
Về phía bà con thôn bản, mọi người chia sẻ bản thân cũng rất vui mừng khi mặc cảm không biết đọc sách, đọc báo đã dần được xóa bỏ. Các mẹ, các chị trong thôn từ khi có kiến thức, biết tính toán và có thêm các kỹ năng sống đã mạnh dạn, tự tin hơn trong việc giao tiếp, ứng xử và hạn chế được việc bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt.
Xem thêm: Xúc động trước bức thư xin giúp đỡ cho bạn được đến trường của nữ sinh lớp 7
Đọc thêm
2 năm qua, tại Bà Rịa – Vũng Tàu có 1 thầy giáo bất kể nắng mưa, miệt mài sửa những chiếc xe đạp cũ thành những chiếc xe mới gửi tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Thầy giáo Nguyễn Văn Dành (SN 1976) là một trong rất nhiều thầy cô giáo miền xuôi sẵn sàng đem ánh sáng tri thức đến nơi rẻo cao hẻo lánh.
Dù phải di chuyển bằng xe lăn, nhưng suốt 9 năm qua thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm (39 tuổi) chưa một ngày vắng mặt trong các buổi dạy học tại Trung tâm bảo trợ Nhà May Mắn.
Tuy là người khuyết tật, nhưng vị thầy giáo đặc biệt này vẫn cố gắng vươn lên, và giờ đây đang mở một lớp học tiếng Anh miễn phí.
Tin liên quan
Tư duy khép kín là nguyên tắc mà chúng ta cần tuân thủ khi làm việc và đó cũng là con đường bền vững để thăng tiếng trong cuộc sống.
Gần 3 thập kỷ qua, cô giáo Võ Thanh Kiều vẫn lặng lẽ đi về, bền bỉ gieo chữ ở đảo tiền tiêu Thổ Châu, hòn đảo xa đất tiền nhất trên vùng biển tây nam
Học cách tư duy kín là nguyên tắc mà chúng ta nên tuân thủ khi làm việc và đó cũng là con đường bền vững để thăng tiến trong cuộc sống.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.