Chân dung cô giáo 30 năm ròng rã “cõng” chữ ra khơi

Gần 3 thập kỷ qua, cô giáo Võ Thanh Kiều vẫn lặng lẽ đi về, bền bỉ gieo chữ ở đảo tiền tiêu Thổ Châu, hòn đảo xa đất tiền nhất trên vùng biển tây nam

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo dòng chảy của lịch sử, Thổ Châu là hòn đảo từng bị Pol Pot chiếm đóng trái phóe và bắt toàn bộ hơn 500 dân đảo đi thủ tiêu. Từ vùng đất chết, Thổ Châu đã dần hồi sinh, năm 1992 có 6 hộ dân được vận động ra đây trước khi xã đảo này chính thức đại tái lập vào tháng 4 của 1 năm sau đó.

Xã đảo Thổ Châu tái lập không lâu thì thầy Đào Hữu Quốc, chồng cô giáo Võ Thanh Kiều được tăng cường ra đảo. Vùng Thổ Châu khi ấy thiếu điện đường trường trạm, nước ngọt khan hiếm, đời sống người dân vô cùng bấp bênh, chật vật. Khi cái đói nghèo còn đè nặng lên vai thì vấn đề học tập của con em chỉ là thứ yếu. Lúc đó, thầy Quốc là một trong hai giáo viên đầu tiên của vùng đất này, lớp học cũng đơn sơ, chòi tranh vách lá dựng tạm bợ. Hai thầy chia nhau dạy cả sáng– chiều, vật lộn với những đứa trẻ ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Trường không đủ chỗ nên các em học sinh phải dồn vào học ghép. Mỗi lần lên dạy phải chuẩn bị 2-3 giáo án, dựng bảng hai đầu.

Tháng 3/1996, khi cô giáo Kiều từ Rạch Giá tình nguyện theo chồng ra đảo Thổ Châu công tác, tình trạng lớp ghép vẫn còn diễn ra thường xuyên. "Khi ấy cơ sở vật chất thiếu thốn, lớp thiếu học sinh, nên mọi người đều phải linh động, có bao nhiêu dạy bấy", cô Kiều chia sẻ.

chan-dung-co-giao-30-nam-rong-ra-cong-chu-ra-khoi (1)

Đối với cô Kiều và người dân trên đảo khi ấy, đoạn trường nhất có lẽ là chuyện đi lại, nhất là vào những lúc bệnh tật ốm đau. "Ngày trước mùa hè muốn vào bờ phải đi nhờ tàu hàng vào Phú Quốc, vạ vật lắm vì tàu chỉ cập đảo lúc nửa đêm. Rồi từ đó nương theo tàu cá về Kiên Giang, cả hành trình phải mất 17-18 tiếng. Sau này có tàu khách để phục vụ bộ đội và dân nhưng chỉ duy nhất một chuyến nên việc đi lại cũng khá chật vật, muốn đi là phải canh cho đúng giờ tàu chạy", cô Kiều kể.

Gian nan là vậy nhưng chính môi trường trong lành, người dân thân thiện đã níu chân cô giáo trẻ ngày ấy đến nay đã gần 30 năm. Đặc biệt là tình yêu dành cho các em học, đau đáu vì tương lai trẻ nhỏ nơi biên giới hải đảo đã giúp cô giáo Kiêu thêm phần vững bước.

Ở đảo đa phần là dân đi biển nên cuộc sống không cố định. Lớp học không bao giờ xác định được sĩ số, phần vì những đứa trẻ lớn lên có khi sẽ theo cha mẹ đến vùng biển khác để sinh sống, hoặc về vào đất liền sống cùng ông bà. Số còn ở lại, ngay cả khi vào năm học rồi vẫn bị cuốn vào chuyện mưu sinh. “Phần nhiều các em sẽ theo cha mẹ ra khơi 5-10 ngày, nếu gặp bão cả tháng trời mới trở lại học được", cô Kiều nói.

chan-dung-co-giao-30-nam-rong-ra-cong-chu-ra-khoi

Học sinh ở đây không phải nghỉ luôn mà là vừa học vừa nghỉ. Một phần còn vì điều kiện tự nhiên. Nếu ai đã từng đặt chân đến đảo Thổ Châu sẽ biết hàng năm hòn đảo đều chịu ảnh hưởng của mùa gió, người dân phải chuyển bến dời nhà hai lần. Lúc ở Bãi Ngự khi thì về Bãi Dong. Khoảng cách giữa hai bãi khoảng 10 km. Những đứa trẻ theo nhà chạy gió đồng thời tìm kế sinh nhai.

Mỗi năm không biết bao lần cô giáo Kiều lặn lội đến từng bè cá để vận động cha mẹ cho các em đi học. Dù yêu quý thầy cô, biết các con phải đi học kiếm con chữ, nhưng mưu sinh lại là câu chuyện khác, khắc nghiệt và nhọc nhằn. Vào mùa mưa bão thu nhập của bà con rất thấp có khi gạo ăn còn thiếu. "Giáo viên phải chia nhau đến nhà phụ huynh, tỉ tê hỏi chuyện, không phải với vai trò người thầy dạy chữ mà như người trong gia đình đồng cảm, sẻ chia những nhọc nhằn, thiếu thốn. Làm vậy mới thuyết phục các bậc cha mẹ ủng hộ chuyện học hành của con, vì tương lai các em", cô Kiều tâm sự.

Sau nhiều năm miệt mài, từ hai lớp học đầu tiên giờ vùng đất Thổ Châu đã có trường mầm non, trường tiểu học và THCS nhưng học sinh học hết lớp 9 phần lớn phải nghỉ học vì điều kiện gia đình không đủ cho con vào đất liền đi học.

"Tôi mong thời gian tới các cấp lãnh đạo sẽ có thêm chính sách khuyến khích giáo viên vùng khó để lớp trẻ kế cận có nhiều động lực xung phong đến vùng hải đảo xa xôi công tác, cũng là góp phần bảo vệ biên cương đất nước. Đặc biệt, nếu Thổ Châu có được trường cấp 3 như nơi khác thì thật tôi không còn mong mỏi gì hơn nữa", cô Kiều bày tỏ.

Xem thêm: Chuyện cô giáo dạy sử ở Kiên Giang miệt mài với công tác xã hội giúp đời

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhiều năm qua, cô giáo Lê Thị Hằng (Kiên Giang) không chỉ miệt mài dạy học mà còn hết lòng với công tác xã hội.

Chuyện cô giáo dạy sử ở Kiên Giang miệt mài với công tác xã hội giúp đời
0 Bình luận

Nhiều năm qua, cô giáo Trần Mai Vy luôn dành nhiều tâm huyết cho việc từ thiện, giúp thay đổi cuộc đời của nhiều trẻ em nghèo vùng cao.

Chuyện cô giáo dốc sức làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao
0 Bình luận

Không chỉ vận động các gia đình cho con em đến lớp, cô giáo Pay còn kết nôi với các tổ chức từ thiện, nhà hảo tâm để hỗ trợ học sinh vào mùa đông.

Cô giáo Pay và hành trình 13 năm gieo chữ vùng biên
0 Bình luận

Tin liên quan

Mô hình "vé số tình thương" gây quỹ ủng hộ người nghèo là ý tưởng của chị Lê Thị Mỹ Chi (huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) và đã thực hiện suốt 6 năm qua.

Ấm lòng mô hình vé số tình thương gây quỹ ủng hộ người nghèo ở Sóc Trăng
0 Bình luận

"Có tiền đừng đi 2 nơi, không có tiền đừng hỏi 2 người" - đây là lời khuyên của người xưa dành cho con cháu về cách cư xử khi giàu có và khi nghèo hèn.

Người xưa dặn: 'Có tiền đừng đi 2 nơi, không có tiền đừng hỏi 2 người'
0 Bình luận

Mới đây, bà Phương Hằng gây xôn xao khi trở lại KDL Đại Nam và thông báo sẽ ủng hộ 10 tỷ cho bà con vùng bão lũ.

Bà Phương Hằng 'tái xuất' ở KDL Đại Nam, thông báo ủng hộ 10 tỷ cho bà con vùng bão lũ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 17 giờ trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất