Lan tỏa việc tốt: Đến từng nhà đèo học trò đi học tiếng Anh miễn phí

Suốt 2 năm nay, mỗi chiều thứ ba, năm, bảy rất đông các em người M’Nông tụ tập về góc nhà homestay "Y Sôl House" trong buôn Cuôr Tăk (xã Yang Tao, Lắk, Đắk Lắk) để học tiếng Anh.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lớp học được tổ chức miễn phí, rất vui nhộn và thỉnh thoảng còn được giao tiếp với người nước ngoài ghé thăm homestay này.

"Em biết tiếng Anh một chút ít nên rất muốn học thêm và biết nhiều thêm về tiếng Anh", em H Cam.

Đến từng nhà đèo trò đi học tiếng Anh miễn phí

Chị H Bin Kuan (27 tuổi, trú buôn Cuôr Tăk), người đứng lớp dạy chính cho học trò nơi đây, cho biết cơ duyên mở lớp học này cũng rất tình cờ. Theo chị, năm 2021, vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, chị phải ở nhà dạy online. "Chị H Huyn Surk có con học tiểu học ở gần nhà nên nhờ mình dạy kèm tiếng Anh cho cháu. Rảnh rỗi nên mình cũng sang homestay này dạy cháu, cũng đỡ nhớ nghề vào giai đoạn dịch", chị H Bin nhớ lại.

Lớp học "1 kèm 1" duy trì được ít lâu, H Hằng (con gái chị H Huyn Surk) ngỏ ý với cô và mẹ muốn rủ bạn bè trong buôn và lân cận đến học cho vui. Chị H Bin đồng ý vì có lớp học rồi, có thêm trò cũng vui, giúp ích thêm cho các cháu.

"Nhưng để có trẻ đến lớp học lại là cả một câu chuyện đầy thú vị. Mình phải đi khắp bon (làng - PV) vận động người dân cho con đi học tiếng Anh miễn phí. Nhiều người phấn khởi chở con đi học, nhưng có người nói bận đi nương rẫy nên tôi đi chở những cháu này đến lớp, học xong lại chở về", chị H Huyn nhớ lại.

lan-toa-viec-tot-den-tung-nha-deo-hoc-tro-di-hoc-tieng-anh-mien-phi-0
Em H Cam Surk (giữa) vui vẻ trò chuyện bằng tiếng Anh với các bạn

Cũng theo chị H Huyn, lúc các con chưa đi học tiếng Anh rất rụt rè, ít giao tiếp, nhưng học về được vài tuần thì rất mạnh dạn và hoạt bát. "Đa phần con em ở trong buôn sau khi học trên trường thường ít khi học ở nhà. Nhưng có lớp dạy tiếng Anh của cô H Bin tôi thấy mừng vì con được học thêm một ngôn ngữ sẽ giúp ích cho các con sau này. Đã nhiều lần tôi cùng cô đi thuyết phục các phụ huynh khác cho con em đi học", chị H Huyn chia sẻ.

Chị H Bin thấy tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng với tiếng của người M’Nông nên việc học sẽ dễ dàng hơn. "Trong tiếng của người M’Nông, Ê Đê, Jrai... đa phần đều có phụ âm đôi giống tiếng Anh nên việc phát âm đều na ná giống nhau. Mình tự nhận thấy có một lợi thế rất lớn trong việc học nên cố duy trì lớp học này để các cháu có nền tảng tốt từ nhỏ" - chị H Bin cho biết.

Chia sẻ về cuộc sống của mình, chị H Bin nói cũng chưa khá giả, nhưng được đi dạy miễn phí cho các cháu, chị cũng có thêm niềm vui. Chị kể mình đã trải qua nhiều công việc từ khi ra trường như phiên dịch cho một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại nước Úc. Nhiệm vụ chính là dẫn các đoàn du lịch, giới thiệu về các địa điểm văn hóa nổi tiếng tại Đắk Lắk nói riêng.

"Mình làm công việc online nên có nhiều thời gian cho lớp học này", chị H Bin chia sẻ.

Chị H Bin kể thêm, vừa qua chị đã thi đậu công chức, công việc sẽ bận hơn nhưng cũng cố gắng duy trì lớp học này để các em có thêm một không gian, niềm vui trong học tập. Theo chị, lớp học tiếng Anh không đặt nặng kết quả nên học sinh rất thoải mái, vui vẻ. "Nhiều lúc mình đã nói đùa với các em là "không dạy nữa", mặt em nào cũng buồn hiu, nhưng khi nhận ra trò đùa ai nấy đều hớn hở trở lại. Những ngày sau đến giờ học, thấy cô chưa đến lớp các em lại thi nhau đến nhà gọi cho bằng được mới thôi", chị H Bin hạnh phúc khoe.

Học và giao lưu cùng người nước ngoài

Cũng theo chị H Bin, xã Yang Tao còn nhiều gia đình khó khăn do không có công việc ổn định nhiều. Phần nữa nhiều em học sinh đã từ bỏ học sớm vì không theo kịp các bạn, nhất là môn tiếng Anh. Vậy nên mình mong sẽ có thêm nhiều lớp học tiếng Anh để tạo nguồn cảm hứng giúp các em theo đuổi học tập", chị H Bin tâm sự.

Nhận thấy việc học tiếng Anh không chỉ cần chăm chỉ mà còn cần nhiều trải nghiệm giao tiếp, anh Y Sol Surk (chủ homestay "Y Sôl House") đã tận dụng không gian làm du lịch của gia đình để các em nhỏ có nơi học và có thể gặp, giao tiếp với người nước ngoài đến lưu trú.

lan-toa-viec-tot-den-tung-nha-deo-hoc-tro-di-hoc-tieng-anh-mien-phi-7
Cô H Bin Kuan hướng dẫn các em học sinh phát âm

"Là một người con sinh ra và lớn lên bên bờ hồ Lắk, mình hiểu được sự thiếu thốn và khó khăn của học sinh không chỉ ở buôn Cuôr Tăk nói riêng. Nhiều em đã phải đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình mà bỏ học. Đây là động lực để mình phát triển lớp tiếng Anh, muốn tiếng Anh là nguồn động lực để các em nhìn thấy được nhiều cơ hội hơn", anh Y Sol chia sẻ.

"Ngoài học tiếng Anh, mình cũng có hướng dẫn các em học hát và đánh cồng chiêng. Khi có các đoàn khách du lịch đến lưu trú, các bạn nhỏ sẽ hòa chung để nói chuyện với người nước ngoài. Mặc dù các em nói được ít nhưng cũng góp phần tạo nên niềm vui để các em tự tin hơn trong cuộc sống", anh Y Sol nói.

Em H Cam Surk (lớp 4, Trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Yang Tao) cho biết những ngày không đi học tiếng Anh trước đó thường đi chơi với bạn bè nên vốn ngoại ngữ rất ít. Từ khi theo học lớp tiếng Anh, em rất vui khi được cô giáo chỉ bảo và được gặp người nước ngoài.

Chia sẻ về câu chuyện lớp tiếng Anh dành cho các em người M’Nông tại huyện Lắk, anh Trần Doãn Tới - phó bí thư Tỉnh đoàn Đắk Lắk - cho biết mô hình dạy thêm tiếng Anh cho học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số rất đáng được nhân rộng ở nhiều địa phương. "Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ rất cần thiết học bởi sau này các em có thể làm nhiều việc khác nhau. Tại huyện Lắk, nếu làm hướng dẫn viên du lịch vừa có thu nhập vừa được thỏa sức đam mê phát triển ngôn ngữ", anh Tới chia sẻ.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Lan tỏa việc tốt: Kết nghĩa anh em sau lần tái sinh một cuộc đời

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Việc tốt của anh Ba Đạt đã trở thành câu chuyện tử tế được lan tỏa trên mạng xã hội trong thời gian dài.

Lan tỏa việc tốt: Anh Ba Đạt miền Tây xây trăm cầu từ thiện
0 Bình luận

Việc tốt của chị Lê Nguyễn Sương Mai (Vĩnh Long) đã giúp cho hàng trăm con chó, mèo bệnh tật, bị bỏ rơi ở khắp các tỉnh miền Tây được "hồi sinh".

Lan tỏa việc tốt: Chân dung người phụ nữ dựng trại giữa đồng cứu hộ chó, mèo
0 Bình luận

Tính đến nay, giảng viên Phan Thị Mai Hà không thể nhớ hết mình đã bao nhiêu lần trao gửi giọt máu hồng tình nguyện.

Lan tỏa việc tốt: Nữ giảng viên chia sẻ giọt máu đào giữa hai ca dạy
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người hùng giữa đời thực: Nam shipper leo ban công giải cứu bé trai 18 tháng ở TP.HCM

Những ngày qua, câu chuyện về một nam shipper trèo ban công giải cứu bé trai 18 tháng tuổi bị kẹt trong phòng tại hẻm 56, đường số 27, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Hải An
Hải An 8 giờ trước
Sư thầy ở Bắc Kạn gây 'bão' TikTok và  câu chuyện đáng ngưỡng mộ phía sau

Mới đây, cộng đồng mạng liên tục lan truyền những video hài hước và gần gũi của sư thầy Thích Khai Quảng người đang thu hút sự chú ý nhờ loạt livestream bán hàng với phong cách “chất như idol”.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cô gái kiên cường đẩy lùi ung thư máu sau 15 năm chiến đấu không ngơi nghỉ

Cầm kết quả ghi “đẩy lùi bệnh hoàn toàn”, cô gái 27 tuổi – Nguyễn Ánh Hoa vui mừng nhảy chân sáo giữa hành lang bệnh viện, hạnh phúc như được sinh ra lần hai.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cô giáo vùng biên: Một mình giữ lớp, giữ ước mơ cho những đứa trẻ

15 năm ở Y Tý, đã quen với cuộc sống xã nghèo nơi biên cương nhưng những đêm một mình ở lại trường cô giáo Lý Thị Yên vẫn tủi thân, nhớ nhà xe lẫn nỗi lo sợ.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Mồ côi cha mẹ, cậu học trò nghèo nỗ lực trở thành Cháu ngoan Bác Hồ

Vượt lên nghịch cảnh, cậu học trò nghèo Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích học tập xuất sắc.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Người đàn ông Đà Nẵng 9 năm bền bỉ gieo yêu thương với tủ bánh mì 0 đồng

Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, tủ bánh mì 0 đồng nằm ở góc đường Quang Trung, quận Hải Châu, Đà Nẵng của anh Trần Hữu Đức Nhật (44 tuổi) lại được lấp đầy.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Hành tình chạm đến triệu trái tim của cô giáo về hưu dạy Văn trên TikTok

"185 video, 415 ngày, 0 đồng học phí" - đó không chỉ là những con số mà là minh chứng cho một hành trình dài đầy tâm huyết, sáng tạo và yêu thương của cô giáo dạy văn Ngô Thúy Trình.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Gia tộc kinh doanh Đỗ Thế Sử - Huyền thoại sống, nơi tinh thần kinh doanh được truyền thừa như một sứ mệnh

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Hải An
Hải An 22/05
Người hùng cứu được 4 học sinh đuối nước nhưng không cứu được chính mình

Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.

Hải An
Hải An 22/05
Chân dung “hiệp sĩ xa lộ” ở Lào Cai: Cứu hộ không công, giúp người không mỏi

Suốt 10 năm qua tại TP.Lào Cai, có một người đàn ông thầm lặng làm công việc cứu hộ miễn phí. Anh là Trần Anh Điệp hay còn được gọi với cái tên thân thương “Điệp xa lộ”.

Hải An
Hải An 22/05
Nam sinh giáo dục thường xuyên gây bất ngờ với 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố

Nam sinh Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM  đã xuất sắc giành 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và giải đoán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Hải An
Hải An 21/05
Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 18/05
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất