Chuyện chàng kỹ sư Hà Nội bỏ nghề, đạp xe xuyên Việt quyên tiền giúp người khiếm thị
Từ bỏ nghề kỹ sư ổn định và chuyển hướng sang dự án cộng đồng, anh Đặng Thế Lâm vừa hoàn thành chuyến đi xuyên Việt quyên tiền giúp người khiếm thị.

Anh Đặng Thế Lâm (36 tuổi, Hà Nội) vốn là một kỹ sư, sau đó quyết định bỏ nghề để chuyển hướng sang các hoạt động cộng đồng. Anh là nhà sáng lập tổ chức hỗ trợ cộng đồng người khiếm thị "Việt Nam và những người bạn", vừa trải qua một chuyến hành trình bằng xe đạp xuyên Việt đầy ý nghĩa.

Chuyến độc hành trên xe đạp ấy kéo dài hơn 3000 cây số, bắt đầu từ Hà Giang tới Cà Mau, nhằm quyên góp tiền để gây quỹ cho dự án xây dựng thư viện sách nói và trung tâm tiếng Anh dành cho người khiếm thị ở Hà Nội. Đây là quả ngọt tuyệt vời với anh Lâm, sau hơn 10 năm theo đuổi ước mơ được giúp đỡ người khiếm thị.
Chuyến đi bắt đầu từ ngày 14/3 tại Hà Nội, đã kết thúc sau 57 ngày đạp xe trên quãng đường 3.071 km. Hành trình xuyên Việt của anh chàng kỹ sư cũng đã khép lại đầy viên mãn, khi anh quyên góp được hơn 206 triệu đồng. Trong suốt chuyến đi, người đàn ông ấy cũng có cơ hội được gặp gỡ, kết nối với rất nhiều người khiếm thị trên cả nước.

Anh Lâm tâm sự: "Nhiều người nghĩ rằng đây là một ý tưởng điên khùng giống như một số người đã nghĩ về những hoạt động, dự án mà tôi đã gắn bó cùng người khiếm thị suốt 10 năm qua. Tuy nhiên, tôi đã thấy một thế giới đầy màu sắc như thế nào trong mắt người khiếm thị".
Người đàn ông 36 tuổi này cho hay, anh vốn là người yêu thích thể thao, lại mê chạy marathon. Để chuẩn bị cho chuyến đi, anh đã dành ra một khoảng thời gian dài để rèn luyện thể lực. Anh Lâm chia sẻ: "Tôi đạp trung bình 80-160 km/ngày. Chặng dài nhất là từ Phan Thiết đến Vũng Tàu, 160km". Với anh, người bạn đồng hành trong suốt chuyến đi chính là chiếc xe đạp.

Rất may, trong suốt chuyến đi xuyên Việt, xe đạp chỉ bị thủng xăm 3 lần. Anh mang theo sẵn dụng cụ sửa xe, nếu xe hư hỏng nhẹ thì anh hoàn toàn có thể tự sửa. Bên cạnh đó, anh cũng mang theo dụng cụ cắm trại, trong trường hợp cần thiết có thể hạ lều bất cứ nơi đâu. Anh nhớ lại: "Đôi khi tôi chỉ nghỉ dừng chân uống nước, nhưng nhiều người bạn mà tôi chưa từng gặp mời tôi về nhà nghỉ ngơi, tiếp đón tôi nồng hậu. Một chú sửa xe đầy kinh nghiệm tại Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tinh chỉnh xe đạp... Họ đúng là những con người rất đặc biệt!".

Anh Đặng Thế Lâm cho hay, số tiền 200 triệu đồng sẽ được dùng để hỗ trợ cho dự án thư viện sách nói online, duy trì nền tảng ứng dụng sách nói trong hai năm, thu thêm 1.000 đầu sách từ năm nay đến 2022. Chàng kỹ sư bày tỏ: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu gây quỹ để giúp người khiếm thị có cơ hội tiếp cận sách và các văn hóa đọc khác".
Đọc thêm
Cứ 3 ngày/tuần, bé gái lớp 3 Nguyễn Hoàng Thảo My ở Sài Gòn lại dậy sớm, vào bếp chuẩn bị nướng bánh để bán lấy tiền ủng hộ quỹ vaccine.
Mùa thi 2021 đã kết thúc và đó cũng là lúc cô giáo Đặng Thị Thắm thở phào khi đã cùng các "đồng đội" làm hết khả năng để đồng hành cùng sĩ tử vượt qua kỳ thi giữa thời điểm đại dịch hoành hành.
Tại cuộc họp, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTB-XH TP HCM cho biết, từ ngày 6/7 đến nay, thành phố đã triển khai hỗ trợ khoảng 40.000 đối tượng khó khăn trong gói hỗ trợ 886 tỷ đồng.
Tin liên quan
Huyền "béo" đã biết những lời miệt thị, chê bai trở thành động lực giảm cân. Sau 3 tháng kiên trì, Huyền đã sở hữu vóc dáng thon gọn, không bị thô.
Hương Trà là nữ sinh giành chiếc thắng cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 vừa qua. "Nữ chiến binh" xứ Quảng khiến các "đối thủ" và khán giả nể phục bởi lượng kiến thức phong phú trong khối óc nhỏ bé.
Cậu học trò Nguyễn Tấn Lợi lầm lũi tự đến trường thi một mình bởi em chẳng còn bố mẹ để đưa đi. Với cậu học trò nghèo, chỉ có vào đại học mới là con đường giúp em có một tương sáng.