Người đàn ông "quê lúa" lặn lội chở hàng ngàn bó rau vào TP Vinh giúp người nghèo: "Hạnh phúc là sự sẻ chia"
Dù thời tiết nắng nóng, đường đi lại xa xôi vất vả, người đàn ông "quê lúa" Nghệ An Phạm Công Duyên (SN 1966) vẫn miệt mài chở nông sản vào TP. Vinh giúp người nghèo.

Những ngày vừa qua, hình ảnh người đàn ông lặn lội đường xa chở xe kéo rau xanh, củ quả vào TP Vinh (tỉnh Nghệ An) được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Cư dân mạng không khỏi cảm phục trước việc làm đầy ý nghĩa của người đàn ông này trong lúc bà con ở TP Vinh đang gặp khó khăn giữa mùa dịch.
Được biết, người đàn ông đó là ông Phạm Công Duyên (SN 1966, trú xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Chia sẻ với Infonet, ông Duyên cho hay, thời gian gần đây, thấy bà con ở TP Vinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19, ông đã nảy ra ý tưởng này. Ông tự bỏ tiền nhà và vận động bà con hàng xóm chung tay gom góp thực phẩm để hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Duyên tâm sự: "Ở quê thì nhiều rau nhưng thành phố nguồn rau, cà rất hiếm. Tôi muốn chia sẻ, hỗ trợ bà con thêm chút ít để cho hài hòa. Tôi đã chạy được 2 chuyến xe, mang khoảng gần 2.000 bó rau và khá nhiều cà, bù... tới TP Vinh. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục vận động mọi người góp rau, củ, quả để giúp người nghèo bớt chút khó khăn. Với tôi, hạnh phúc đơn giản là sự sẻ chia!".
Được biết, chuyến xe đầu tiên, sau khi quyên góp được tiền từ bà con, ông còn tự bỏ thêm tiền để mua nông sản, tổng cộng hơn 800 bó rau muống, 1 tạ bầu, bí,... Chuyến xe thứ 2, ông kêu gọi và mua được 700 bó rau muống, 2 tạ bầu, bí, mướp đắng, gạo,... Chuẩn bị hàng xong, ông chất hàng lên xe kéo, treo tấm biển in dòng chữ "Tất cả vì thành phố Vinh thân yêu" rồi hướng về Vinh.
Cứ thế, người đàn ông xứ Nghệ miệt mài đi quãng đường dài gần 60 km, chở theo rau củ tươi ngon, nhu yếu phẩm để phân phát cho bà con. Tới điểm chốt, số hàng trên được ông bàn giao cho những người nhận hộ, từ đó phân phối tới các bếp ăn từ thiện cho người dân gặp khó khăn. Ông cho biết, nếu thành phố còn tiếp tục giãn cách, cần tiếp tế thì ông vẫn sẽ tiếp tục những chuyến xe nghĩa tình tiếp tế.

Cứ thế, ông miệt mài đi quãng đường dài gần 60 km, chở theo rau củ tươi ngon, nhu yếu phẩm để phân phát cho bà con. Tới điểm chốt, số hàng trên được ông bàn giao cho những người nhận hộ, từ đó phân phối tới các bếp ăn từ thiện cho người dân gặp khó khăn. Ông cho biết, nếu thành phố còn tiếp tục giãn cách, cần tiếp tế thì ông vẫn sẽ tiếp tục những chuyến xe nghĩa tình tiếp tế.
Ông Phạm Công Duyên chuyên làm nghề kinh doanh dịch vụ đám cưới, nhà hàng, có 3 người con. Suốt nhiều năm qua, ông thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, từng tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa. Trong trận lụt lịch sử năm ngoái, ông cũng đứng ra kêu gọi quyên góp, tổ chức 7 chuyến xe chở hàng thiện nguyện (8 tấn hàng/chuyến) ủng hộ bà con ở vùng lũ như Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Chương,...
Người đàn ông 55 tuổi ấy tâm sự: "Tôi tham gia hoạt động thiện nguyện nhằm góp phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, động viên họ vươn lên trong cuộc sống, đó là tình người, là nghĩa anh em, đồng bào. Lúc đầu tôi chỉ kêu gọi giúp đỡ bà con trong xã, sau được mọi người ủng hộ, tôi quan tâm tới nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn, mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài huyện, ngoài tỉnh".

Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành (huyện Yên Thành), ông Nguyễn Công Hóa cho biết: "Ông Phạm Công Duyên là người tích cực trong các hoạt động an sinh, xã hội ở địa phương, rất nhiệt tình giúp đỡ các hoàn cảnh gặp khó khăn."
Ấm lòng "sữa mẹ người dưng" chăm em bé chào đời trong bệnh viện điều trị COVID-19
Đọc thêm
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Sài Gòn khiến nhiều hàng quán phải đóng cửa. Vì thế, nhiều tổ chức, cá nhân đã nấu cơm tặng shipper và người nghèo, chẳng hạn như quán cơm ở 62B Bà Hom (Phường 13, Quận 6, TP.HCM).
Sau khi lo lễ tang cho con trai, mới đây gia đình thầy giáo trẻ tử vong sau tiêm vaccine COVID-19 đã đồng lòng thực hiện một nghĩa cử đẹp.
Mỗi tháng 1 lần, các thầy cô giáo ở trường TH Tây Hồ (Đà Nẵng) lại mở "bếp ăn 0 đồng", chung tay nấu hàng trăm suất ăn miễn phí cho người nghèo.
Tin liên quan
Cúng thí thực là hướng tới các vong linh ngạ quỷ khổ đói, thực tập tu tâm từ bi, thực hành bố thí và cũng đem công đức này, để cầu hạnh phúc cho gia đình. Dưới đây là ý nghĩa của cúng thí thực, cách sắp lễ và nghi thức cúng thí thực 2021 chuẩn nhất, quý Phật tử có thể tham khảo và tiến hành tại nhà.
Ireland là quốc đảo duy nhất trên thế giới không có bóng dáng của loài rắn. Đây là một địa điểm du lịch hoàn hảo dành cho những người sợ rắn với vô vàn điều thú vị.
Sau khi dành gần 30 năm để phỏng vấn các triệu phú tự thân, tác giả Steven Siebold đã tìm ra những điểm khác biệt giữa người giàu và người nghèo.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.