Cựu giám đốc sản xuất Grab khuyên nhủ người trẻ sâu cay chuyện đi làm: Đừng coi mình là trung tâm!

Theo vị cựu giám đốc này, người trẻ đi làm có năng lượng, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, vì vậy cần cố gắng trau dồi.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 02/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sinh viên có nhiệt huyết, có năng lượng nhưng cái họ thiếu là kinh nghiệm và kỹ năng phải sau nhiều năm thực hành mới nhận ra được. Sau mỗi lần làm sai, mỗi lần thay đổi công ty là một lần người trẻ trưởng thành. Không chỉ tự mình trải nghiệm, nhiều người thường học hỏi kinh nghiệm của người đi trước vì không chỉ tự tạo cho mình bài học mà bạn còn tránh được những tình huống khó xử tương tự xảy đến.

Mới đây, trên trang cá nhân của tác giả Nguyễn Hoàng Long, anh đã chia sẻ những ý kiến rất thật về những thiếu xót thời đi làm mà người trẻ nào đi làm cũng dễ mắc phải. Là cựu giám đốc sản xuất của Grab và hiện là Tư vấn chiến lược cho Real Clothes, anh đã tâm sự ba bài học "xương máu" của mình: Nhất định phải báo cáo vấn đề sớm, hãy mang lại giải pháp chứ đừng đưa ra vấn đề và vấn đề của bạn đôi khi không phải vấn đề quan trọng nhất.

Nguyên văn bài chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Long như sau:

1. Báo cáo sớm, vấn đề là của chung. Nhưng báo cáo muộn, vấn đề là của riêng bạn

Bài học này được sếp đầu tiên của mình tại Accenture nói cho mình, khi mình vào làm việc ngày đầu tiên cho dự án. Nó có nghĩa là khi bạn gặp một vấn đề trong công việc, phải báo cáo cho mọi người biết. Nếu báo cáo sớm, thì vấn đề này là của chung, mọi người phải cùng nhau giải quyết. Nếu để ngâm lâu, báo cáo trễ, thì vấn đề này giờ thuộc của riêng bạn, có hậu quả gì thì bạn phải chịu trách nhiệm.

Chúng ta sẽ luôn gặp vấn đề trong công việc. Đối với ngành System Consulting (tư vấn hệ thống) thì nó có thể là bug, sắp trễ deadline, khách hàng chưa chốt tính năng, tính năng có vấn đề về thiết kế... Khi phát hiện ra, chúng ta sẽ đôi khi có xu hướng suy nghĩ là chúng ta có thể giải quyết được, và tự mình ôm vấn đề này.

cuu-giam-doc-grab-khuyen-nhu-nguoi-tre-sau-cay-chuyen-di-lam

Điều này có nhiều tác hại, đặc biệt là cho những bạn mới đi làm, chưa có kinh nghiệm. Thứ nhất, bạn không có kinh nghiệm nên sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề sai. Thứ hai, bạn chưa đủ kiến thức để đưa ra giải pháp, và giải pháp của bạn có khả năng sai rất cao. Thứ ba, vấn đề bạn đang gặp phải có thể gây ảnh hưởng đến người khác, mà họ chưa biết điều này, cần cho họ thời gian để đánh giá.

Việc báo cáo vấn đề là tối quan trọng để bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ sếp và đồng nghiệp, cũng như thông báo cho các bên liên quan biết mà đánh giá tình hình. Đừng nghĩ việc báo cáo một vấn đề là yếu đuối, hay phản ánh xấu đến khả năng của bạn.

Chuyện này thường hay xảy ra đối với những nhân viên đang làm việc quá nhiều. Họ ôm việc, và cảm thấy đuối sức. Nhưng họ không đưa vấn đề này ra để thảo luận với sếp mình, và chỉ đợi khi đuối đến mức không chịu nổi rồi mới bung. Thế thì vấn đề này có phải là do sếp bạn không quan tâm, hay bạn báo cáo vấn đề quá trễ? Việc báo cáo vấn dề thể hiện bạn không quá tự tin vào khả năng của mình, và biết tìm kiếm sự giúp đỡ hợp lý và cũng cho người khác cơ hội giải quyết vấn đề của bạn.

2. Hãy mang lại giải pháp, đừng chỉ đưa ra vấn đề

Sau khi làm việc cho nhóm đầu tiên được vài tháng thì mình chuyển sang một team khác làm trợ lý cho một chú quản lý cấp cao. Có một ngày mình đang ngồi làm kế hoạch chung với chú và có một anh tư vấn viên bước vào. Anh nói với chú: "Có vấn đề abcd…cần giải quyết". Chú quay qua lanh lùng bảo "Cậu là tư vấn viên. Hãy mang lại giải pháp, đừng chỉ đưa ra vấn đề". Sau đó quay qua bàn kế hoạch tiếp với mình, không thèm quan tâm anh kia đang đứng đó.

Chú đó muốn một khi mình có kiến thức kinh nghiệm nhiều hơn rồi, thì khi gặp vấn đề, cần phải chuẩn bị sẵn luôn giải pháp, mà thường là phải 2 - 3 lựa chọn. Sau đó khi vào gặp chú, thì thông báo là có vấn đề abcd, chúng ta có thể giải quyết bằng cách này, sẽ có những lợi điểm này, và hại chỗ này. Hoặc cách này, có lợi điểm như thế này nhưng hại chỗ kia. Sau đó, chú sẽ giúp mình chọn giải pháp đồng thời hướng dẫn tại sao giải pháp đó được chọn.

Bài học này được mình áp dụng ngay luôn từ đó. Trước khi gặp sếp, mình đã chuẩn bị trong đầu các hướng giải pháp rồi. Ban đầu nó sai nhiều hơn đúng, nhưng chuyện sai đúng không phải là vấn đề ở đây. Bạn đã chuẩn bị, và sếp của bạn sẽ cảm kích bạn vì chuyện đó. Bạn đang nghĩ giùm cho sếp và cho công ty. Càng suy nghĩ nhiều về giải pháp, đầu óc của bạn càng sắc bén hơn, và giải pháp bạn đưa ra sẽ ngày càng chính xác.

3. Vấn đề của bạn không phải vấn đề quan trọng nhất

Lúc vào làm Grab, mình thấy Grab có rất nhiều vấn đề, về sản phẩm, về quy trình, về tổ chức. Mình chỉ ra rất nhiều vấn đề và đưa ra rất nhiều giải pháp cho các vấn đề. Tuy nhiên, các đề xuất của mình bị từ chối. Có một giai đoạn mình cảm thấy môi trường làm việc tại Grab không tốt.

Tuy nhiên, mình có cơ hội tham dự một cuộc họp có quản lý của các nước họp, cùng với co-founders, và nhiều heads khác. Trong cuộc họp đó, mình chỉ lắng nghe, chứ cũng không có cơ hội nói. Có rất nhiều vấn đề được đem ra bàn luận, từ việc liên quan đến chính sách của các chính phủ với việc đặt xe qua app, đến các bước phát triển lâu dài, rồi kế hoạch từ nhà đầu tư.

cuu-giam-doc-grab-khuyen-nhu-nguoi-tre-sau-cay-chuyen-di-lam

Sau cuộc họp đó, mình mới nhận ra. Không phải mọi người không biết tới các vấn đề mình nêu ra, và cũng không phải họ không muốn triển khai các giải pháp để xử lý vấn đề. Chỉ là có quá nhiều vấn đề quan trọng hơn vấn đề mình đang có.

Chúng ta rất hay bị dính phải điều này. Chúng ta nghĩ vấn đề của chính mình là quan trọng nhất, và nó phải được giải quyết ngay. Nhưng trong một công ty lớn, luôn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Nếu đề xuất của chúng ta chưa được đáp ứng, thì hãy thử tìm hiểu xem công ty đang gặp vấn đề gì khác, quan trọng hơn, và hãy tạm gác những vấn đề mình có, để suy nghĩ về vấn đề mà công ty đang cho là quan trọng hơn.

Việc này sẽ giúp chúng ta bớt có suy nghĩ tiêu cực về sếp, về công ty. Ít ra nó giúp mình cảm thấy thông cảm hơn cho co-founders của Grab. Họ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, hãy giúp họ giải quyết vấn đề mà họ đang cảm thấy cần thiết nhất. Khi chúng ta giúp công ty giải quyết những vấn đề quan trọng nhất đối với công ty, thì giá trị của chúng ta cũng tăng lên rất nhiều lần.

Hãy luôn nhớ, chúng ta được mướn vào là để giúp công ty giải quyết vấn đề, chứ không phải để công ty phải giải quyết các vấn đề của chúng ta.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: Cựu CEO thất nghiệp, đi làm shipper và rút ra bài học đắt giá: An nhàn thực ra rất đáng sợ

Đọc thêm

Nữ nhân viên văn phòng này đã quyết tâm mua nhà sớm, và nhờ sau vài năm đi làm chăm chỉ, tiết kiệm chi li, cô đã thành công.

Nữ nhân viên mua nhà sau vài năm đi làm nhờ tiết kiệm: Tất cả là do 12 mẹo tích cóp hữu hiệu này
0 Bình luận

Sau thời gian dài làm đủ nghề để có tiền nuôi chị gái học ngành Y, Ka Xuân mới nghĩ đến tương lai của mình khi quyết định thi đại học.

Nữ sinh dân tộc K'Ho đi làm thuê làm mướn nuôi chị vào đại học
0 Bình luận

Vì thường xuyên nghe bố mẹ cự cãi chuyện tiền nong, cô gái trẻ bị ám ảnh với tiết kiệm, không dám tiêu tiền mà sống tằn tiện.

Nhìn bố mẹ cự cãi chuyện tiền nong, cô gái trẻ 'ám ảnh' với tiết kiệm, để dành 400 triệu sau vài năm đi làm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tôi cầm túi đồ ăn ném mạnh vào giỏ rác, nói như hét: “Đã nói má đừng có lên nữa, sao không chịu nghe vậy? Tiền nè, má về đi”.

Con hoang - Câu chuyện cảm động
0 Bình luận

Cuộc đối thoại giữa hai cha con dưới đây đã đánh đúng vào nỗi lòng của phụ huynh, khi làm sao để dạy con bồi dưỡng kỹ năng đúng đắn?

Cuộc đối thoại giữa cha và con đánh trúng nỗi lòng của phụ huynh: Dạy con bồi dưỡng kỹ năng sao cho đúng?
0 Bình luận

Trên đường đi làm phụ hồ kiếm tiền cho con chữa bệnh, anh Xuân không may gặp nạn và tử vong.

Bé gái xinh như thiên thần mắc bệnh u máu buồn rầu nhìn di ảnh bố
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất