Cụ ông mê làm thiện nguyện, nuôi 18 người con, cháu thành giáo viên
Ông Võ Văn Lộc (Út Lộc) có 18 người con, cháu theo nghề giáo viên, trong đó có người hiện giữ chức hiệu trưởng, người mang hàm tiến sĩ. Đặc biệt, ông rất gắn bó với công tác làm thiện nguyện.

Nuôi 18 người con, cháu trở thành giáo viên
Ông Võ Văn Lộc (Út Lộc, 88 tuổi, trú tại xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) đã có 15 năm xây cầu, làm đường miễn phí. Ông cũng là người nuôi 18 con, cháu trưởng thành và đều là giáo viên.
Đây là điều rất khác biệt so với các gia đình khác, khi số giáo viên trên được xem là nhiều nhất tỉnh Đồng Tháp.
Theo VietNamNet, ông Út Lộc sinh ra trong gia đình thuần nông. Vợ chồng ông có đến 10 người con (5 trai, 5 gái) nhưng đất đai rất "khiêm tốn". Để lo cho tương lai, vợ chồng ông chỉ biết gắng sức nuôi con ăn học để sau này có tương lai tươi sáng. Vì thế, dù khó khăn đến mấy, vợ chồng ông Út Lộc đều hết lòng cho con học hành.
Vốn rất yêu quý hình ảnh thầy cô giáo, vợ chồng ông hướng các con mình theo nghề “gõ đầu trẻ”.

“Tôi rất chân quý, cảm mến nghề giáo. Ngoài ra, 10 đứa con mà học ngành kỹ sư, bác sĩ… thì vợ chồng tôi không đủ tiền nuôi ăn học. Bởi vậy, tôi hướng các con theo nghề sư phạm. Học nghề này không phải đóng tiền, nhờ đó vợ chồng tôi mới có điều kiện nuôi 10 đứa con ăn học. May mắn là các con biết nghe lời, nên theo nghề giáo và đến nay chúng đã thành tài”, ông Lộc tâm sự.
Bà Nguyễn Kim Cúc (82 tuổi, vợ ông Lộc) chia sẻ: “Để lo cho các con ăn học, hồi đó vợ chồng tôi phải dậy từ 4h sáng. Tôi chiên cơm để các con ăn lót dạ rồi đi học. Ông ấy ăn rồi đi làm vườn. Vợ chồng làm quần quật từ sáng đến tối mà không đủ ăn. Thấy cha mẹ cực khổ nên các con tôi đều rất ý thức, chăm ngoan, học giỏi".
Ông Lộc “khoe”, đến nay gia đình có 18 con, cháu theo nghề giáo. Trong đó, hai con đang làm hiệu trưởng; có người công tác tại Trường Đại học Đồng Tháp. Về học vị, con ông Lộc có 1 người là tiến sĩ, 3 thạc sĩ.
“Giờ các con, cháu đã có công ăn việc làm ổn định nên vợ chồng tôi không còn lo nghĩ gì nữa. Ngược lại, con cháu còn cho tiền để vợ chồng tôi làm công việc thiện nguyện”, ông Lộc cười chia sẻ.
Gắn bó với việc thiện nguyện
Hơn 20 năm trước, thấy học sinh ở địa phương học xong cấp 2 thì nghỉ ngang do trường cấp 3 quá xa. Xót xa, ông Lộc bàn với những người bạn đi vận động xây trường THPT. Ý tưởng của ông Lộc được những người bạn và chính quyền địa phương ủng hộ. Ông Lộc đi vận động vật chất, ngày công, thế là mọi người chung tay xây dựng Trường THPT Lai Vung 2.
“Ngày khởi công xây trường, mọi người kéo đến ủng hộ đông lắm. Mỗi người phụ một tay thế là ba phòng học bé xíu trở thành địa điểm sinh hoạt, học tập của cả học sinh cấp 3 hồi đó. Sau này, Sở GD-ĐT xây Trường THPT Lai Vung 2 khang trang, đem lại niềm vui cho người dân, thầy cô và các em học sinh”, ông Lộc nói và cho biết, từ đó đến nay ông làm Chủ tịch Hội phụ huynh học sinh của trường này.
Năm 2008, thấy những cây cầu cũ trong xã hư hỏng, xuống cấp, người dân, nhất là các em học sinh đi lại khó khăn, tiềm ẩn nhiều tai nạn, ông Lộc nghĩ ngay đến việc xây cầu, làm đường miễn phí. Nghĩ là làm, ông rủ bạn bè, người quen tìm cách sửa lại hoặc xây mới cầu.

“Khi tôi ngỏ lời, mọi người rất nhiệt tình hưởng ứng. Mỗi người một việc cùng chung tay xây dựng, sửa chữa cầu, đường. Tất cả đều làm trên tinh thần tự nguyện, không nhận tiền công hay khoản bồi dưỡng nào”, ông Lộc bày tỏ.
Theo ông Lộc, để có kinh phí xây dựng cầu ông đã vận động người dân, mạnh thường quân. Lúc đầu tham gia đội tình nguyện chỉ khoảng 30 người, dần dà phát triển lên 120 người, cùng nhau góp sức, góp tiền bắc cầu, làm đường cho dân đi.
Đến nay, ông Lộc cùng anh em trong đội thiện nguyện đã xây dựng được 420 cây cầu bê tông; trải nhựa được 13km đường trên địa bàn huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp) và huyện Bình Tân (Vĩnh Long).
Tuổi cao, sức yếu, nhưng ông Lộc vẫn đi xây cầu, làm đường giữa trời miền Tây nắng chang chang. Khi được hỏi về ý định ngừng việc này, ông nói: “Tôi làm cho đến lúc nào sức khỏe không cho phép nữa. Còn sức là tôi còn làm, may mắn vợ và các con đều ủng hộ”.
Với những cống hiến đó, ông Lộc đã được biểu dương, ghi nhận từ cấp địa phương tới Trung ương. Tháng 12/2019, ông Võ Văn Lộc được nhận bằng khen của Thủ tướng vì “Đã có nhiều đóng góp trong công tác xã hội từ thiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
(Theo VietNamNet)
Đọc thêm
Ở tuổi U80, "lão sinh viên" Ngô Tôn Đức (SN 1945, Hà Nội) vẫn tiếp tục học tập và chinh phục tấm bằng cử nhân loại giỏi ĐH Luật với điểm tổng kết 8,1.
"Cụ ông thiên thần" Vương Tâm Sâm từng trải qua tuổi thơ thiếu thốn và khó khăn. Vì thế, ông muốn dành những ngày tháng rảnh rỗi của tuổi già để làm những việc có ích, giúp đỡ các bạn trẻ hiếu học.
Chỉ nhờ việc trả lời "một vạn câu hỏi vì sao" trên mạng xã hội, cụ ông U80 Randal Gibbons này có thể kiếm về 2,7 tỷ USD/năm.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.