Chuyện về "cụ ông thiên thần": Rong ruổi suốt 4000 đêm đi nhặt ve chai giúp học sinh nghèo

"Cụ ông thiên thần" Vương Tâm Sâm từng trải qua tuổi thơ thiếu thốn và khó khăn. Vì thế, ông muốn dành những ngày tháng rảnh rỗi của tuổi già để làm những việc có ích, giúp đỡ các bạn trẻ hiếu học.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại đa số những người trưởng thành trong nghèo khó đều rất coi trọng cơ hội được học tập, được trau dồi kiến thức. Đặc biệt, đối với những người cùng cảnh ngộ, họ luôn dành sự quan tâm và đồng cảm sâu sắc.

Ông Vương Tâm Sâm (91 tuổi, người Trung Quốc) cũng từng trải qua một tuổi thơ nghèo khó. Ông thấu hiểu rõ về những vất vả của người nghèo và tầm quan trọng của việc học cũng như sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy, ông luôn tâm niệm, sống được ngày nào sẽ cố gắng làm việc để thắp sáng cho những cuộc đời tăm tối...

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo
Đêm nào ông Vương cũng đi nhặt ve chai, bất kể mùa đông hay mùa hè

Người dân ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gọi ông là Vương là "cụ ông thiên thần". Vì dựa vào việc nhặt phế liệu giữa đêm khuya mà ông đã nuôi dưỡng và giúp 7 người con nuôi vào đại học, hoàn thành chương trình học.

Cách đây không lâu, Hàng Châu nhật báo đưa tin: Ông Vương từng là giảng viên đại học nổi tiếng, đã về hưu. Những năm tháng tuổi già, ông không sống an nhà mà mỗi đêm đều đội mưa gió đi nhặt ve chai, kiếm tiền. Trong suốt 11 năm qua, ngoại trừ 2 tuần nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật tim, ông Vương ngày nào cũng đi khắp các con ngõ, nhặt từng chai lọ, hộp carton từ 21h và lóc cóc trở về lúc 3 - 4h sáng cùng chiếc xe ba bánh.

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-0
Mọi người gọi ông là "cụ ông thiên thần"

Ông Vương cũng nhất quyết không đi nhặt vào ban ngày, không phải vì xấu hổ mà vì ông không muốn "cạnh tranh" bát cơm với những số phận kém may mắn khác. Bởi họ cần nó hơn ông. Số phế liệu nhặt được, ông Vương thường bán được 70 - 80 nghìn đồng mỗi đêm. Mỗi tháng ông kiếm khoảng 1,5 triệu đồng.

Với nhiều người, số tiền trên thực sự không nhiều. Nhưng với ông Vương, nó là số tiền vô cùng giá trị. Cùng với tiền bán ve chai, ông trích thêm tiền lương hưu để giúp học sinh nghèo. Nhiều người từng thắc mắc rằng: Vì sao, ông Vương không an hưởng tuổi già đi, làm vậy để làm gì?

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-8
Ông Vương có một tinh thần lạc quan

Mỗi lần có người thắc mắc, "cụ ông thiên thần" cười tủm tỉm và nhẹ nhàng giải thích: "Tôi đã quá già để có thể làm những việc khác. Việc nhặt ve chai vừa giúp bảo vệ môi trường cho quốc gia, vừa giúp tôi có chút tiền để cho những cháu học sinh nghèo".

Thậm chí người nhà cũng từng khuyên ông ngừng nhặt rác. Nhưng ông Vương đã dần thuyết phục người thân và học đã thay đổi quan niệm. Những đứa trẻ nhận được sự giúp đỡ của ông luôn được dạy dỗ, khuyên bảo rằng: "Các con chỉ cần học thật chăm chỉ, đừng lo về học phí".

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-5
Không đạp được xe thì ông dắt, nhưng chưa đêm nào từ bỏ việc đi nhặt ve chai

Ít ai biết được rằng, ông Vương cũng từng trải qua tuổi thơ cơ cực. Khi mới 7 tuổi, ông Vương đã mất mẹ vì bà mắc bệnh hiểm nghèo. Ít lâu sau, cha ông cũng qua đời. Gia đình nghèo khó, nhìn các bạn được đi học, ông cũng khát khao vô cùng. 

Mãi đến năm 11 tuổi, ông Vương mới được cắp sách đến trường nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Vậy nên, ông vô cùng trân quý cơ hội này, luôn nỗ lực trong học tập. 

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-4
Ông cảm thấy mình bỏ chút sức nhưng việc làm của mình giúp được nhiều người

Chính những trải nghiệm tuổi thơ đã khiến ông có một trái tim ấm áp, đồng cảm với những cô cậu học sinh nghèo. Ông Vương từng nói rằng: "Bởi vì tôi đã từng phải dầm mưa, tôi biết nó lạnh lẽo thế nào nên giờ đây tôi muốn mình sẽ là người cầm ô che cho người khác. Muốn giúp đỡ người khác thì phải dùng tấm lòng chân thành".

11 năm qua là 4000 đêm không ngủ để duy trì công việc nhặt rác. Tuổi cao sức yếu, đạp xe không được thì ông chuyển qua dắt bộ, cố hết sức nhặt thật nhiều phế liệu để có thể chắp cánh ước mơ cho thế hệ tương lai.

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-2
Hơn 4.000 đêm không ngủ nhưng ông vui vì điều ấy

Trong hành trình đầy nhân văn ấy, ông Vương không hề cô đơn. Chính việc làm của ông đã cảm động trái tim nhiều người. Có những người chủ quán ăn, nhà hàng luôn sẵn sàng sắp xếp thùng carton, chai lọ để ông tiện đến lấy... Những người hàng xóm luôn để lại lon nước giải khát rồi gửi cho ông, có khi hào phóng quyên góp cả tiền mặt...

Cu-ong-91-tuoi-va-4000-dem-di-nhat-ve-chai-giup-hoc-sinh-ngheo-2
Những học sinh được ông giúp đỡ cũng lan toả các giá trị tốt đẹp cho cộng đồn

Và một điều đáng mừng hơn cả là giá trị nhân văn từ việc làm của ông đã được lan tỏa khắp nơi. Những cô cậu học sinh nghèo được chắp cánh ước mơ để bay xa.

Ở tuổi 91, ông Vương Tâm Sâm vẫn không ngừng nỗ lực mỗi ngày để viết tiếp câu chuyện của cuộc đời mình bằng những điều tốt đẹp và việc làm ý nghĩa giúp cho cộng đồng.

Xem thêm: Vợ chồng già mở lớp học tình thương suốt 30 năm, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng cho trò nghèo                        

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Vừa qua, Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) đã có chuyến đi thiện nguyện khám chữa bệnh cho bà con vùng cao Hà Giang thành công tốt đẹp.

“Hành trình yêu thương” đến với Quản Bạ - Hà Giang
0 Bình luận

Thương nhiều đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương, người đàn ông nhân hậu đã cưu mang gần 300 bạn nhỏ, tạo nên đại gia đình để các em được yêu thương, chăm sóc, cùng nhau trưởng thành.

Chuyện về 'người bố' cưu mang gần 300 mảnh đời bất hạnh, không nơi nương tựa
0 Bình luận

Ngay khi bước sang tuổi 18, nữ sinh Đà Nẵng Nguyễn Thị Trúc Ly đã có quyết định hiếm ai có: Hiến máu mừng dịp sinh nhật chính mình.

Đón sinh nhật tuổi 18 kiểu 'xưa nay hiếm' của nữ sinh Đà Nẵng: Tham gia hiến máu nhân đạo
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 18 giờ trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 19 giờ trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất