Vợ chồng già mở lớp học tình thương suốt 30 năm, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng cho trò nghèo
Gần 30 năm qua, vợ chồng ông bà giáo Tư cần mẫn bên lớp học tình thương cho trò nghèo, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng.

Gần 30 năm qua, với bà con ở ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương, không ai lạ gì lớp học của ông bà giáo Tư. Đó là cái tên mà người dân yêu mến gọi vợ chồng ông Huỳnh Văn Phê (80 tuổi) và bà Huỳnh Thị Lành (82 tuổi), những người giúp hàng trăm học sinh nghèo không bị thất học.

Từng học bình dân học vụ suốt 5 năm để xóa nạn mù chữ, ông Phê thấu hiểu được những khó khăn khi không biết chữ, không biết tính toán. Kể từ đó, ông trăn trở những học sinh nghèo không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn và làm sao để mở lớp dạy học giúp đỡ để các cháu có con chữ, tương lai rộng mở hơn. Bà Lành vốn là giáo viên, đã dành hết tuổi xuân cho sự nghiệp trồng người.
Năm 1994, vợ chồng bà khăn gói lên Bình Dương, cùng nhau mở ra lớp học tình thương. Hai ông bà tự bỏ tiền túi, nên những ngày đầu lớp thiếu thốn đủ thứ. Để có chỗ ngồi học, họ phải tự đóng ván ba chân cho học sinh ngồi dưới đất viết. Sau ông bà được hỗ trợ, lớp học có hơn 2 chục bộ bàn ghế giúp các em học tập tốt hơn.

Từ năm 1996, ông bà chỉ thu 15 ngàn đồng/tháng để duy trì lớp học, đến tận bây giờ cũng không tăng hơn. Đặc biệt, với hoàn cảnh học sinh khó khăn không có tiền vợ chồng ông bà cũng không thu một đồng nào. Tiếng lành đồn xa, các em học sinh trong vùng cứ nườm nượp đến học. Đỉnh điểm, đã có lúc số lượng lớp học tình thương lên đến 130 em.
Đến bây giờ, đã gần 30 năm trôi qua, hai ông bà vẫn chưa nghĩ đến chuyện đóng cửa lớp học. Tuy tuổi cao sức yếu, nhưng nhờ sự hỗ trợ, giúp sức của các em sinh viên trong đội công tác xã hội tình nguyện mà vẫn tiếp tục duy trì.

Học sinh chủ yếu là con nhà nghèo, được ông bà dạy kiến thức từ lớp 1-4. Sau đó, nếu vẫn ham học, các em sẽ được địa phương hỗ trợ vào lớp 5 và tiếp tục con đường học tập của mình.
Thấy cha mẹ tuổi đã cao, các con của ông bà Tư nhiều lần khuyên ông bà về quê ở Mỹ Tho để dưỡng già. Tuy nhiên, cả hai một mực gắn bó, tận tụy với sự nghiệp trồng người. "Cũng từng nghĩ đến việc về quê để sống thảnh thơi tuổi già, nhưng nghĩ dừng lớp học tình thương mình không đặng. Mình bỏ học trò thì không ai tiếp nhận lớp, mình bỏ mình đi thì cũng thương tụi nhỏ lắm", bà Lành nói.
Chị Sáu - con gái thứ 6 của ông Phê và bà Lành thường xuyên thăm nom, chăm sóc cha mẹ. Tuần nào cũng 3-4 ngày chị từ Mỹ Tho chạy lên để lo cơm nước, sinh hoạt.
Theo Gõ cửa thăm nhà
Xem thêm: “Hành trình yêu thương” đến với Quản Bạ - Hà Giang
Đọc thêm
Thương nhiều đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình yêu thương, người đàn ông nhân hậu đã cưu mang gần 300 bạn nhỏ, tạo nên đại gia đình để các em được yêu thương, chăm sóc, cùng nhau trưởng thành.
Ngay khi bước sang tuổi 18, nữ sinh Đà Nẵng Nguyễn Thị Trúc Ly đã có quyết định hiếm ai có: Hiến máu mừng dịp sinh nhật chính mình.
Kết thúc hành trình hơn 70 ngày, đôi bạn tri kỷ Cù Thị Bích Ngọc và Vũ Thị Như Quỳnh dừng chân tại Hà Nội, thành công gây quỹ cho trẻ mồ côi.
Tin liên quan
Xuyên suốt tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân thì hình ảnh gây ám ảnh nhất chính là "bữa cơm ngày đói". Đó chính là hiện thực xã hội của nạn đói 1945.
Giáng sinh đến, ngoài cây thông và quà thì không thể thiếu những lời chúc ngọt ngào, ý nghĩa. Nếu bạn chưa biết dành lời chúc nào cho người thân yêu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Phim Nguyệt ca hành đã chính thức lên sóng vào tối 15/12/2022. Phim được chiếu trên 2 nền tảng iQIYI và WeTV.