Vượt nghịch cảnh, cô giáo khuyết tật hết mình cống hiến cho giáo dục đặc biệt
Dù không thể đi lại bình thường, nhưng cô giáo khuyết tật Trần Ngọc Điệp vẫn miệt mài truyền dạy kiến thức, kỹ năng và cả sự lạc quan cho các em nhỏ khuyết tật.

Sinh ra vốn khỏe mạnh, nhưng cơn sốt bại liệt năm 3 tuổi đã khiến chị Trần Ngọc Điệp (40 tuổi, quê Củ Chi, TP.HCM) không thể đi lại bình thường như bạn bè cùng trang lứa. Theo lời bố mẹ chị kể lại, năm ấy chị lên cơn sốt cao, kéo dài khiến chị mê man, toàn thân không cử động được. Khi được bác sĩ chẩn đoán là sốt bại liệt, ba mẹ chị bàng hoàng trong nước mắt, Dù gia đình cố gắng đưa con gái đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều nhận được cái lắc đầu vô vọng. Cánh cửa cuộc đời cứ thế đóng sầm lại trước mắt cô bé Ngọc Điệp khi ấy.
Dù không có một đôi chân lành lặn, nhưng từ nhỏ Ngọc Điệp đã ước mơ bản thân trở thành cô giáo. Con đường ấy chưa bao giờ là dễ dàng với một cô gái khuyết tật như Ngọc Điệp, nhưng chưa bao giờ cô gái 8X từ bỏ.

Sau nhiều nỗ lực, Ngọc Điệp cũng tốt nghiệp ra trường và trở thành cô giáo. Thấu hiểu nỗi đau mà những đứa trẻ khuyết tật phải gánh chịu, tháng 10/2008 Ngọc Điệp xin vào giảng dạy tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dạy trẻ khuyết tật là một công việc vô cùng khó khăn, kể cả với những người khỏe mạnh. Xác định trước tinh thần nên ngay từ những ngày đầu dù muôn vàn khó nhọc chị vẫn kiên trì nỗ lực, tận tâm dìu dắt các em học sinh với tâm niệm: đủ yêu thương, đủ kiên nhẫn chúng ta sẽ tạo ra những hạt giống tốt lành.

15 năm qua, cô giáo khuyết tật - Trần Ngọc Điệp không chỉ là một giáo viên mẫu mực, mà còn là người mẹ thứ 2 của các em học sinh tại trường. Ngoài dạy kiến thực, chị còn dạy các con sự lạc quan, thái độ sống tích cực, giúp các con có thêm nhiều động lực để vượt qua những khó khăn, mặc cảm vươn lên trong cuộc sống.
Khi nhắc đến Ngọc Điệp, ngoài danh xưng cô giáo khuyết tật mọi người còn biết đến cô với vai trò “cờ thủ” bởi khả năng chơi cờ vua vô cùng xuất sắc và từng giành được rất nhiều huy chương.
Khi được hỏi quân cờ yêu thích nhất trên bàn cờ vua, chị Điệp đã nhận rằng mình giống quân tốt nhất. “Quân tốt là quân nhỏ bé nhất trên bàn cờ, mỗi bước di chuyển chỉ đi thẳng và đi rất chậm, thế nhưng nó lại luôn ẩn chứa nhiều năng lượng. Khi có chiến thuật và hướng đi rõ ràng, quân tốt hoàn toàn có thể phong mã thành quân xe, quân tượng, tạo ra các thế cờ cao hơn trên bàn cờ. Nó cũng giống như cuộc đời của mình, có thể đi chậm vài bước vì dị tật, nhưng mình luôn hướng về phía trước vì một tương lai tươi sáng”, chị cho biết.
Theo Lao Động
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô dược sĩ khuyết tật nỗ lực kiếm tiền để sống tự lập
Đọc thêm
Để có tiền học tập và sinh sống ở Hà Nội, cô dược sĩ Phạm Thị Thu Trang (1989) không ngần lại làm đủ các loại công việc từ rửa bát cho tới đóng hàng thuê.
Không có đôi mắt sáng nhưng Huỳnh Hữu Cảnh (39 tuổi) đã nỗ lực vượt khó trở thành thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Trường ĐH Flinder của Úc.
Dù khuyết đôi bàn chân và một cánh tay, nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương (SN 1976) vẫn cần mẫn đạp xe đến trường, mang con chữ đến cho học trò vùng ven biển xứ Thanh.
Tin liên quan
Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.
Những bài học dưới đây có thể bạn đã từng nghe nhiều, nhưng thực sự chúng có thể giúp bạn bước gần hơn tới thành công rực rỡ.
Sau 30 năm tốt nghiệp ĐH Harvard, nhóm cựu sinh viên này đã gặp nhau để họp lớp và đúc kết ra bài học quý giá.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.