“Cô còi” của những đứa trẻ vùng rẻo cao Hà Giang
“Cô còi” – biệt anh thân thương mà những đứa trẻ vùng cao dùng để gọi cô giáo Hoàng Thị Lan Hương, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn Trường THCS xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Trường THCS Tùng Vài thuộc xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, cô Hương từ nhà chạy xe máy vượt quãng đường đèo 15km để đến trường. Với thân hình nhỏ bé, nhiều đoạn dốc núi cheo leo, hiểm trở cô phải dắt bộ, thế mà ngày nào trên xe máy của “cô còi” cũng chở lỉnh kỉnh đủ thứ đồ nào là quần áo cũ, giày dép, đồ dùng học tập, có khi là mớ rau, hộp muối vừng, giỏ trứng,… cô lấy từ nhà, xin từ hàng xóm, từ những mạnh thường quân quyên góp. Những thứ đồ đạc ấy có cũ có mới, có nhỏ có to, nhưng đều chan chứa tình yêu thương.
Nhìn vào những em học trò nhỏ, hằng ngày phải đi bộ đến trường với túi cơm trắng nguội ngắt cùng mấy củ măng rừng, muối vừng,… làm thức ăn trưa cô Hương như bắt gặp hình ảnh của mình từ ngày xưa. Cô Hương là người dân tộc Nùng, gia đình nghèo khó, nhờ vào tình yêu thương, sự giúp đỡ của thầy cô giáo, từ một đứa trẻ tự ti, cô bé Hương ngày nào đã vượt qua nghèo khó, trở thành cô giáo mang tri thức về bản làng. Vì thế, cô Hương luôn nỗ lực chia sẻ với các em học sinh của mình từ những điều nhỏ nhất để các em vươn lên học tập, thay đổi cuộc sống của chính mình, cống hiến nhiều hơn cho gia đình và xã hội.
Cô Hương chia sẻ, học sinh Trường THCS xã Tùng Vài chủ yếu là dân tộc Mông, Dao. Các em rất nhút nhát, thường giao tiếp với cô bằng tiếng dân tộc, ngại dùng tiếng Kinh. Thế là cô Hương phải học tiếng dân tộc của các em để có thể trò chuyện, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Bên cạnh đó, cô còi cũng luôn nỗ lực sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thuyết trình,… để các em học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông. Vì người thấp nhỏ, mỗi lần tập văn nghệ hay hướng dẫn các hoạt động cho học sinh toàn trường, cô Hương ghép 2 cái bàn lại với nhau rồi đứng lên đó để cho tất cả các em dễ nhìn thấy.
“Có lần vào trường thấy các em rụt rè quá, tôi hô to “Có ai thi trồng cây chuối với cô không?”, các em ngơ ngác nhìn nhau rồi reo hò hưởng ứng, chạy đến bao vây lấy tôi đầy phấn khích. Chỉ một hành động nhỏ đó thôi là cô trò có thể xích lại gần nhau hơn”, cô Hương chia sẻ.
Cô giáo “còi” - Hoàng Thị Lan Hương cũng bày tỏ, sự trưởng thành của mỗi em học sinh chính là niềm vui, nguồn động lực thôi thúc cô không ngừng nỗ lực, cống hiến bằng lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ.
Xem thêm:
Đọc thêm
Vì muốn có thêm quà để tặng học sinh thay vì chỉ giấy khen, thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Văn Trị đã viết thư ngỏ mong phụ huynh đổi hoa ngày 20/11 thành hiện vật thiết thực.
Suốt 6 năm qua, bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều em học sinh khó khăn
Vừa qua tại Quảng Bình, 5 em học sinh của trường PTDT Nội trú Bố Trạch đã có hành động vô cùng dũng cảm, cứu sống 2 em nhỏ bị nước cuốn trôi.
Tin liên quan
Thay vì chọn ngôi trường bình thường để theo dạy như nhiều tân cử nhân khác, cô giáo Hồ Thị Ngọc Huyền đã chọn đồng hành với những trẻ em kém may mắn tại Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Với tâm niệm giúp đỡ những học sinh mồ côi, gia cảnh khó khăn, nhiều năm nay cô giáo Hoàng Thị Thái Hòa ở huyện Quỳnh Lưu đã trích 10% tiền lương để cưu mang học trò.
Gần 3 thập kỷ qua, cô giáo Võ Thanh Kiều vẫn lặng lẽ đi về, bền bỉ gieo chữ ở đảo tiền tiêu Thổ Châu, hòn đảo xa đất tiền nhất trên vùng biển tây nam
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.