Chuyện về người chị lớn: Một mình bươn chải tậu 9 căn nhà cho các em
Người chị ấy không chịu lấy chồng, nhiều năm bươn chải bán bánh mì nuôi các em trưởng thành khiến ai cũng nể phục.

Gần đây, đọc trên Thanh Niên, mình ấn tượng trước câu chuyện của bà Hai Lành (tên đầy đủ là Võ Thị Lành, 79 tuổi). Bao năm qua, bà bươn chải buôn bán để lo cho các em có cuộc sống đủ đầy. Giờ đây ở tuổi xế chiều, người chị lớn trong nhà tuy không có gia đình riêng nhưng vui vầy bên em mình.
Theo Thanh Niên, bà Hai Lành là chị cả trong nhà và sau bà là 9 người em (8 nữ, 1 nam). Cha mất sớm, bà Lành đã cùng mẹ bươn chải từ rất sớm để nuôi các em trong nhà. Trước năm 1975, bà Lành bán nhiều món từ trái cây đến bánh ướt, bún riêu, bánh mì… Sau này khi thấy nhiều người ủng hộ bánh mì nên bà Hai Lành chuyển hẳn qua bán món này.

“Mãi đến năm 1988, chị tôi mới tích cóp đủ tiền mua căn nhà, mở tiệm khang trang để bán. Đó cũng là cửa tiệm hiện tại mà tôi và các con đang bán đây. Lúc đó, ở đây còn hoang vu, giá đất cũng rẻ thôi chứ không có cao như bây giờ”, người em thứ 10 của bà Hai Lành kể.
Ngày đó ít ai bán bánh mì nên hàng của bà Hai Lành đông khách. Nhờ chăm chỉ làm lụng và tích cóp, bà mua được căn nhà đầu tiên. “Ngày đó 1 căn nhà chỉ cỡ 1 cây vàng. Mấy căn nhà sau này cũng vậy, cứ tích góp dần dần rồi mua. Đứa nào dựng vợ gả chồng thì chị Hai cho nhà, còn mấy người không chồng con thì sống chung với chị. Đương nhiên là cũng có người góp một phần mua nhà nhưng phần lớn vẫn là công của chị Hai”, dì Là (em gái của bà Lành) kể lại.
Những năm bán đông khách, cả nhà chục chị em cùng hợp sức bán. Bà Hai Lành không trả công hàng tháng cho các em, thay vào đó, bà lo ăn uống và khi các em lập gia đình là bà tặng cho 1 căn nhà.

“Chị tôi cái gì cũng không dám mua cho bản thân, nhưng em muốn gì thì đều đáp ứng. Mỗi năm chị chỉ mua cho bản thân 1 bộ đồ. Đối với tôi, chị vừa là chị mà cũng vừa là mẹ”, dì Là tâm sự.
Nói về chuyện bán bánh mì rồi tậu 9 căn nhà tặng cho các em, bà Lành chia sẻ trên Thanh Niên: “Tôi hà tiện lắm, làm được bao nhiêu cũng cắc củm từng đồng từng cắt để cho các em có cuộc sống tốt hơn. Các em bán bánh mì cùng tôi, không có lương, tôi lo cho cơm ăn hằng ngày.
Khi các em lập gia đình hay ra riêng, tôi mua nhà để các em có chỗ ở ổn định. Tôi có 4 người em gái không lập gia đình, tôi cũng mua nhà để các em có chốn ở. Có đứa em mình mua cho luôn, có đứa thì 2 chị em hùn hạp, mình hỗ trợ phần nào cho em nó mua. Mua lâu lắm rồi, lúc đó giá nhà cũng không cao lắm đâu!”.

Nỗi lòng và tình thương của người chị dành cho các em là điều khiến mình rất ngưỡng mộ bà Hai Lành. Cả thời tuổi trẻ bươn chải buôn bán, cắc củm từng đồng để lo cho các em nên người phụ nữ này không còn quan tâm nhiều đến chuyện hôn nhân. Em gái của bà Hai Lành kể:
“Chị tôi hồi trẻ giỏi và chăm chỉ, nên nhiều người theo đuổi lắm. Nhưng chị nhất quyết không chịu một ai, cứ ở vậy mà nuôi các em tôi khôn lớn. Chị nói nếu mà chị lấy chồng, tình thương của chị sẽ phải san sẻ với gia đình chồng, không thể thương hết các em. Cứ vậy mà chị ở vậy cho tới bây giờ, 79 tuổi vẫn độc thân, vui tính…”.
Giờ đây ở tuổi xế chiều, bà Hai Lành sống với người em thứ 10 trong căn nhà ở đường Tên Lửa (Quận Bình Tân). Tuy không còn trực tiếp đứng bán liên tục như hồi còn trẻ khỏe nhưng bà vẫn thường ra tiệm bánh mì để trông coi: “Hằng ngày tôi vẫn ra tiệm bánh mì của mình để trông coi, phụ được gì thì phụ chứ không phải truyền lại cho em, cho các cháu rồi mình nghỉ luôn”.
Không chỉ ngưỡng mộ sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ bươn chải nuôi 9 người em, mình còn rất xúc động trước tấm lòng của bà Hai Lành đối với các em của mình. Vì hoàn cảnh ba mất sớm, nhà đông người nên bà hy sinh hạnh phúc cá nhân để cùng mẹ chăm lo 9 người em rất tử tế. Dõi theo câu chuyện xúc động này, mình chợt nghĩ đến những câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến về hình ảnh người chị tảo tần lo cho các em mà gạt hạnh phúc cá nhân qua một bên: “Chị tôi chưa lấy chồng…”.
Xem thêm: Nghị lực sống và lòng nhân ái: Chàng trai tật nguyền hết lòng tương trợ những mảnh đời cùng cảnh ngộ
Đọc thêm
Hồi má còn sống, lúc chưa bị bệnh, má hay nói về chị: “Nó là đứa khiến má không phải lo lắng gì nhiều”.
“Phong thủy tốt nhất đời người chính là tâm” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa, Con người nếu có tâm, có phúc, thì dù sống ở nơi có phong thủy xấu rồi cũng có ngày chuyển thành tốt. Ngược lại, người sống không có tâm thì dù phong thủy có đẹp đến mấy cũng sẽ tự bị phá vỡ.
Người biết nắm bắt thời cuộc, thay đổi cách nhìn nhận vấn đề sẽ tìm ra cách để tiến về phía trước và giành lấy thành công cho mình. Cũng như bất kỳ sự thay đổi nào khác, thay đổi cách nhìn không hề dễ. Dưới đây là 5 cách giúp bạn thay đổi quan điểm của chính mình, để có một cuộc sống tốt hơn!