Người tốt việc hay: Bà chủ trọ mở lớp học tình thương, không tăng giá phòng nhiều năm
Dù dịch bệnh hoành hành hay lạm phát, bà chủ trọ ở huyện Nhà Bè vẫn quyết tâm không tăng giá phòng trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó còn mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo.

Bà Nguyễn Thị Lệ Anh (56 tuổi) là chủ nhà trọ ở tổ 6, KP.7, TT.Nhà Bè (H.Nhà Bè, TP.HCM), gồm 10 phòng. Đa phần người thuê là những cặp vợ chồng trẻ, công nhân, người buôn bán nhỏ...
Mở lớp học tình thương
Năm 2010, bà Lệ Anh và chồng quyết định xây khu nhà trọ cho thuê nhưng không đặt nặng vấn đề kinh tế. Năm 2017, khi biết nhiều người thuê trọ đi làm vất vả và không có nhiều thời gian cho con cái, thậm chí có trẻ không được đi học, hai vợ chồng sắp xếp thời gian dạy cho con của những người thuê trọ và cả những đứa trẻ bên ngoài biết đọc biết viết.
"Lúc đầu tôi chỉ dạy vài bạn nhỏ, dần dần trở thành lớp học tình thương hồi nào cũng không hay. Mấy đứa nhỏ như chim về tổ, đứa này rủ đứa kia đến học, tôi dang tay đón nhận các em hết", bà chia sẻ.
Thời gian đầu, bà là người trực tiếp đứng lớp. Trong một lần đi chùa, bà gặp được một giáo viên nghỉ hưu ở Đồng Nai nên mời về dạy thêm cho các em. Sau này, nhiều người biết đến lớp học đã tình nguyện tham gia dạy miễn phí. Lớp được chia thành 3 nhóm tuổi. Bà Lệ Anh phụ trách nhóm các bạn nhỏ trước khi vào lớp 1.

Vợ chồng bà bỏ tiền túi sắm sửa đầy đủ cho lớp học. Bà cho biết họ không kêu gọi quyên góp mà chỉ muốn đầu tư cho các em nhỏ trong khả năng của mình.
Ông Trần Đức Thuận (62 tuổi), chồng bà Lệ Anh, chia sẻ vợ chồng ông không thể dạy một cách bài bản nhưng cố gắng giúp các em không thất học. "Tôi ủng hộ sáng kiến của bà xã vì chúng tôi coi các em như con cháu trong gia đình. Dù chưa qua môi trường sư phạm nhưng vợ tôi dạy các em rất nhiệt tình. Lớp học không chỉ có các môn toán, tiếng Việt, Anh văn… mà còn dạy đạo đức để các em trở thành những người tử tế sau này", ông nói.
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (37 tuổi), giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh, chia sẻ: "Việc một chủ trọ quan tâm đến trẻ em bằng cách mở lớp học miễn phí là rất đáng quý. Tôi cũng góp chút sức nhỏ bé của mình để lan tỏa yêu thương đến tất cả mọi người".
"Tôi như con gái của cô chú"
Ở khu nhà trọ của bà Lệ Anh, giá thuê là 1,5 triệu đồng/phòng/tháng. Gần một năm nay, vợ chồng bà không lấy tiền thuê của chị Hoàng Thị Cẩm Tiên (34 tuổi, quê Sóc Trăng) vì hoàn cảnh chị khó khăn.
Chồng chị Tiên bị bệnh tim, mỗi tháng hết 7 triệu đồng tiền thuốc. Hằng ngày, vợ chồng bà Lệ Anh thay nhau đưa đón 2 con của chị Tiên đi học vì việc buôn bán của chị thường đông khách vào giờ tan tầm. Chính bà cũng là người đưa chị Tiên đi sinh bé thứ hai, chăm sóc chị như mẹ ruột.
Chị Tiên chia sẻ: "Tôi giống như con gái của cô chú. Năm nay hơi khó khăn nên tôi sẽ cố gắng kiếm tiền gửi lại tiền trọ cho cô chú vào những năm sau. Hai con học thêm ở lớp học tình thương rồi còn được cô chú đưa rước nên tôi yên tâm lắm".

Suốt nhiều năm qua, bà không tăng giá tiền thuê phòng. Lúc dịch Covid-19, ông bà đã miễn 100% tiền phòng, động viên tinh thần mọi người. Bà cũng thường xuyên quan tâm, chăm sóc đến những người thuê trọ. Ai ốm đau, hoạn nạn, ông bà đều hỏi thăm và đưa đi bệnh viện. "Tôi mong vợ chồng có sức khỏe để tiếp tục đồng hành, tiếp sức với những người thuê trọ để họ có cuộc sống tốt hơn. Sau khi nghỉ hưu, cuốn sách cuộc đời đã mở ra một chương mới, tôi sẽ gắng sức để tâm hồn mình không già đi theo tuổi", bà trải lòng.
Chị Phan Thị Mỹ Dung, chuyên viên Hội Liên hiệp phụ nữ H.Nhà Bè, cho hay khu nhà trọ của bà Lệ Anh là một trong những mô hình "nhà trọ xanh, an toàn, nghĩa tình". "Họ mong muốn chia sẻ khó khăn để mọi người ổn định cuộc sống, an tâm lao động khi xa quê. Bà chủ trọ thường xuyên hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động ở địa phương", chị Mỹ Dung nói.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Việc tử tế của "thầy giáo" ở lớp học tình thương Ngọc Việt
Đọc thêm
Đáng lẽ về hưu là để nghỉ ngơi, nhưng người phụ nữ này lại tham gia công tác xã hội tại địa phương, miệt mài làm thiện nguyện.
Vốn sinh ra trong gia đình nghèo, thấm thía tầm quan trọng của việc học, thầy giáo trẻ này đã nỗ lực lan tỏa tri thức cho trẻ em nghèo.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.