Tấm lòng nhân ái của chủ nhà hàng ngày nấu 2.000 suất ăn miễn phí tặng lao động nghèo giữa mùa dịch
Mỗi ngày, chị Ngô Mỹ Dung cùng nhân viên ở nhà hàng nằm tại quận 1, TP.HCM lại miệt mài nấu 2.000 suất ăn miễn phí cho người nghèo.

Từ 31/5, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, TP.HCM đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16. Trước tình hình đó, nhiều người lao động đã rơi vào cảnh thất nghiệp, không có việc làm, cuộc sống hàng ngày thêm phần khó khăn.
Nắm được tình hình, chị Ngô Mỹ Dung, chủ một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) đã quyết định nấu cơm phát miễn phí cho người nghèo. Hơn nửa tháng nay, chị Dung cùng nhóm nhân viên cùng nhau dậy sớm từ 6h30, chuẩn bị các công đoạn để kịp thời nấu 2.000 suất ăn.

Chị Dung cho hay, từ ngày 31/5, khi thành phố bắt đầu giãn cách xã hội là nhà hàng đã bắt tay vào làm việc tử tế này. Ban đầu, họ chỉ nấu khoảng 500 suất mỗi ngày, nhưng do ngày càng đông người đến nhận, họ đã tăng lên 2.000 suất.
Các nhân viên cứ thế phân công nhau làm, người sơ chế rau củ quả, người nhặt rau, người thái thịt,... luôn tay luôn chân cho kịp giờ. Chị Dung tâm sự: "Mỗi ngày tôi chi khoảng 35 triệu đồng tiền đi chợ, nấu nướng. Nhà hàng phải đóng cửa nhưng tôi vẫn lo được nên muốn chia sẻ gánh nặng cơm áo với bà con nghèo".

Để bà con nhận cơm không bị ngán, mỗi ngày họ đều đổi thực đơn như cơm, bánh mì, bún,... Về phần nguyên liệu, chị Dung cho hay: "Thức ăn được làm từ thực phẩm sạch do nhiều nhà hảo tâm hỗ trợ và được nấu bởi đầu bếp của nhà hàng".
Mỗi ngày, nhà hàng chuẩn bị 2.000 suất ăn để phát cho người vô gia cư, người nghèo và những người trong khu vực cách lý. Ban đầu, chị chỉ định làm công việc thiện nguyện này trong 15 ngày, nhưng thấy thành phố vẫn tiếp tục giãn cách nên nhà hàng lại tiếp tục.

Sau khi phân chia đủ số lượng, những suất cơm này được chia đều tới 12 điểm cách ly, phong tỏa ở các quận, huyện trên thành phố. Hơn nửa tháng nay, nhân viên của UBND phường 10 (quận 10) đều tới lấy 200 phần cơm về cho người dân trong khu cách ly. Đại diện phường cho hay, họ không có đủ nhân lực và thời gian dể chuẩn bị, nên đã góp thực phẩm và gạo gửi tới nhóm thiện nguyện.

Nhân viên nhà hàng cũng miệt mài đi giữa ngày nắng để đưa suất ăn tới các khu vực bị phong tỏa. Khoảng 17h hằng ngày, nhà hàng của chị Dung lại mở cửa để phát các suất ăn cho người có hoàn cảnh khó khăn, lao động. Tại khu vực phát cơm, họ kẻ sẵn ô gạch để đảm bảo khoảng cách, hàng chục người xếp hàng đúng vạch để đợi đến lượt nhận.
Ông Dân, một bảo vệ ở cửa hàng gần đó tâm sự: "Chiều nào đến giờ này tôi cũng ghé qua đây nhận một suất đồ ăn miễn phí cho mình, cuộc sống cũng đỡ một số chi phí đối với những lao động nghèo như chúng tôi. Đồ ăn các cô chú nấu ngon lắm!".
Một chàng trai 18 tuổi (quê Đắk Nông) chia sẻ, cậu bị kẹt ở TP.HCM 2 tháng nay, không về quê được cũng chẳng kiếm được việc tử tế vì dịch bệnh. Cậu cho hay: "Có mấy chú hay đến đây nhận cơm rồi chỉ cho rồi mình đến lấy. Mình cũng đang cố gắng tìm việc để chi trả các khoản phí ở thành phố này, hôm trước mình lên một công ty trên đường Lê Thánh Tôn để hỏi việc thì họ nói dịch bệnh nên không nhận nữa..."

Từ ngày 27/4 đến sáng 20/6, TP.HCM ghi nhận 1.527 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, toàn thành phố có hơn 400 điểm phong tỏa. Bên cạnh việc thực hiện giãn cách xã hội, TP.HCM đang triển khai tiêm 836.000 liều vaccine COVID-19 ở 1.000 điểm cho người dân.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều chương trình tiếp sức cho người dân trong dịch
Đọc thêm
Hơn 5 năm qua, dù bản thân là người khuyết tật, cô giáo Lê Thị Hồng Yến (SN 1984) vẫn miệt mài dạy học trò nghèo trong lớp học tiếng Anh miễn phí.
Suốt 10 năm qua, nhịp sống của cụ Năm chầm chậm trôi trong sự thiện nguyện ấp áp. Cụ cần mẫn hái rau bán lấy tiền giúp đỡ người nghèo khó.
Với tâm nguyện người nghèo cũng được hớt tóc với dịch vụ tốt nhất, chị Nguyễn Thị Hằng (chủ chuỗi tiệm hớt tóc Bardy Barber Shop) đã dày công nghiên cứu và cho ra đời chiếc xe hớt tóc miễn phí.
Tin liên quan
Trong Kinh Thủy Sám kể ra những điều mà chúng sinh thường hay mắc phải gây thành tội lỗi. Vậy những tội nào phải chịu quả báo và cách thức để tránh tội ra sao?
CEO Twitter Jack Dorsey nhận định, quan niệm cho rằng các doanh nhân phải làm việc cả đêm mới thành công đã trở nên lỗi thời.
Nhờ canh tác loại rau dại này mà lão nông Hà Ngọc Phi (59 tuổi, ở thôn Trung Phú 2, xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) thu về tiền tỷ. Nhờ vậy mà dễ dàng mua nhà, tậu xe.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.