Chị Lý đậu phụ và những suất cơm đặc biệt: "Từng trải qua cảnh nghèo đói nên tôi rất thương những người như vậy"

Mấy năm qua, chị Nguyễn Thị Lý miệt mài cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

2h30 sáng một ngày đầu tuần, gia đình chị Nguyễn Thị Lý (53 tuổi, thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) gọi nhau dậy.

Chồng chị bắt tay vào làm những mẻ đậu phụ đầu tiên. Hôm nay, anh làm nhiều hơn mọi ngày. Phần đậu đầu tiên (khoảng 55 bìa) anh để riêng, phần đậu sau anh làm để gia đình mang ra chợ bán.

Chị Lý lấy hơn 50 bìa đậu đầu tiên đó cho vào 2 chiếc xô. Chị xếp thêm mấy chục trứng gà, vịt vừa mua của hàng xóm và thịt, lạc… vào một chiếc xô khác.

6h sáng, chất tất cả số hàng lên chiếc xe số đã cũ, chị khoác chiếc áo đỏ của “Hội chữ thập đỏ huyện Mỹ Đức” và nổ máy lên đường.

Người phụ nữ này chở tất cả số thực phẩm trên đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức giao cho những người bạn của chị. Hôm nay, các chị nấu cơm từ thiện để tặng những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn của bệnh viện.

Đó là một ngày trong số nhiều ngày, chị Lý tặng miễn phí thực phẩm cho bữa cơm của người nghèo.

chi-ly-dau-phu-va-nhung-suat-com-dac-biet-tang-benh-nhan-ngheo
Chị Nguyễn Thị Lý

Việc từ thiện của chị bắt đầu từ một lần chị được nhận suất cơm “0 đồng” vào năm 2016.

“Lần đó, con gái tôi (đang là sinh viên đại học) bị sốt virus. Cháu được chuyển về Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức để điều trị. Thời gian ở đây, một ngày, tôi nhận được suất cơm từ thiện của bệnh viện.

Tôi hỏi ra mới biết, có một nhóm các chị em đã bỏ công, bỏ của để làm cơm tặng bệnh nhân. Ăn suất cơm đó, tôi rất cảm động”, chị Lý kể.

Khi con gái khỏi bệnh về nhà, chị Lý suy nghĩ rất nhiều về suất cơm từ thiện mình từng được ăn. Nhà có nghề làm đậu phụ để bán ở chợ, chị muốn đóng góp một phần đậu cho bữa ăn của các bệnh nhân.

Chị liên hệ với chị Khoát, người hàng xóm cũng là thành viên của Hội chữ thập đỏ huyện, nói về nguyện vọng của mình.

Chị Khoát đã kết nối với nhóm nấu cơm từ thiện ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức. Từ đó, những người phụ nữ thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn bắt đầu hành trình tặng thực phẩm miễn phí cho các bệnh nhân.

“Mỗi tháng 1 lần, nhận được điện thoại của các chị nấu cơm từ thiện ở bệnh viện là chúng tôi lại bắt tay vào chuẩn bị. Các chị quanh xóm, người góp tiền, người góp của (thịt, trứng…).

Riêng gia đình tôi, tôi dặn ông xã hôm đó phải dậy sớm để làm nhiều đậu hơn ngày thường. Tôi dành khoảng 50- 55 bìa đậu để chuyển xuống bệnh viện”, chị kể thêm.

Mỗi lần như thế, chị đều tự chở đậu phụ từ xã Hương Sơn lên bệnh viện (khoảng 12km). Chị cố gắng tranh thủ chở đậu lên thật sớm để kịp cho các chị nấu hàng trăm suất ăn vì việc rán đậu rất mất thời gian.

Bất kể nắng mưa, chị vẫn đồng hành cùng chiếc xe cũ để mang thực phẩm đến bệnh viện.

“Xe máy nhà tôi cũ quá rồi nên rất hay bị chết máy giữa đường. Mỗi lần như vậy, tôi lại phải ra đường vẫy, nhờ người sửa giúp. Có hôm không nhờ được người sửa, tôi phải gọi chồng lên đón về”, chị kể.

chi-ly-dau-phu-va-nhung-suat-com-dac-biet-tang-benh-nhan-ngheo-0
Từ năm 2016, gia đình chị thường xuyên làm đậu phụ để tặng cho nhóm nấu cơm từ thiện tại bệnh viện
chi-ly-dau-phu-va-nhung-suat-com-dac-biet-tang-benh-nhan-ngheo-9

Từ năm 2018, chị được tặng một chiếc áo của Hội chữ thập đỏ. Nhiều người qua đường thấy người phụ nữ mặc áo đỏ, biết chị đi làm việc thiện đều nhiệt tình giúp đỡ.

“Tôi nhớ nhất có lần xe bị chết máy giữa đường, nhờ một người thanh niên sửa giúp. Sau khi xe được sửa xong, tôi tất tả nổ máy đi cho kịp giờ giao đồ ăn. Tôi đi đến bệnh viện, dừng xe quay đầu lại thì bất ngờ khi vẫn thấy người thanh niên đó. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi:

- Em đi theo chị sao?

- Vâng, em sợ chị lại hỏng xe, không ai sửa cho nên chạy xe theo. Giờ chị đến nơi an toàn rồi, em đi đây.

Quãng đường hơn 10km mà người thanh niên đó chạy theo khiến tôi cứ ấn tượng mãi. Trên đời còn có rất nhiều câu chuyện tử tế…”, chị kể lại.

Đều đặn như vậy, các chị đem thêm niềm vui đến cho người khó khăn. 

Gia đình chị Lý không khá giả, ngoài làm đậu phụ đi bán, anh chị còn làm ruộng để nuôi 4 người con ăn học. Con gái đầu của chị, năm 17 tuổi, bất ngờ mắc chứng động kinh. Hai vợ chồng đi rất nhiều nơi, tốn kém nhiều tiền của để chữa cho con nhưng không hiệu quả. Hiện, con gái ngoài 30 tuổi đang sống cùng bố mẹ với số tiền trợ cấp cho người tàn tật là 500 nghìn đồng/tháng.

“Trước gia đình tôi nghèo lắm. 10 năm nay, đậu phụ bán được nhiều hơn nên gia đình mới bớt chút khó khăn. Từng trải qua cảnh nghèo đói nên tôi rất thương những người như vậy”, chị nói.

Không chỉ gia đình chị Lý, nhiều chị em trong đội góp thực phẩm từ thiện đều có hoàn cảnh khó khăn: Có chị con trai mất, phải cùng con dâu nuôi 3 cháu nhỏ; có chị nhà còn vướng cảnh nợ nần…

Từ năm 2016 đến nay, ngoài cung cấp thực phẩm cho bữa cơm từ thiện, chị Lý cũng vận động quyên góp, hỗ trợ người nghèo trong xã.

Vào dịp tết Nguyên đán, chị cùng các chị em kêu gọi được 35 suất quà trị giá hơn 10 triệu đồng tặng gia đình khó khăn. Chị cũng thường xuyên vận động mua gạo, đường, sữa để thăm hỏi, động viên những người đau ốm.

Gần đây nhất, chị ủng hộ gia đình chị Sen (một hoàn cảnh khó khăn ở xã -nv) 30 kg gạo, vận động mọi người ủng hộ đường, sữa cho con chị Sen.

Năm 2016, khi tỉnh Hà Tĩnh bị vỡ đập, lũ quét, chị Lý cũng đã hai lần vận động mọi người ủng hộ 100 suất quà gồm 500 kg gạo, mỳ chính, màn, quần áo trị giá 20 triệu đồng. Trong chuyến đi này, bản thân chị Lý ủng hộ 100 kg gạo và tiền xe đi lại.

“Ông xã tôi rất ủng hộ công việc của vợ, có lúc anh hỏi: “Lý ơi, nhà mình nghèo thế, Lý đi vận động, mọi người có tin không?”. Chị cười bảo: “Không sao anh à, miễn là giúp được mọi người”, chị nói.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Những suất cơm 0 đồng ấm áp tình người ở đất dừa

Đọc thêm

Anh Phạm Hữu Tình sinh năm 1984, là người sáng lập CLB Nghĩa Tình Đất Việt. Sau 10 năm hoạt động, CLB của anh đã hỗ trợ cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Chàng trai tặng hàng ngàn suất cơm cho người khó khăn
0 Bình luận

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đang siết chặt nhiều hoạt động nhằm chặn các nguồn lây trong cộng đồng. Các khu cách ly cũng được lập nên cho những bà con thực hiện cách ly tập trung. Để hỗ trợ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã nấu hàng ngàn suất cơm tặng người dân.

1000 suất cơm được lực lượng cảnh sát tặng người dân khu cách ly
0 Bình luận

Cứ 1 tháng 1 lần, nhóm bạn sinh viên tại khoa Y, ĐHQG TP.HCM lại cùng nhau tụ họp, nấu hàng trăm suất cơm 0 đồng cho người nghèo.

Những suất cơm 0 đồng ấm bụng  cho người vô gia cư của nhóm bạn sinh viên TP.HCM
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất