Bà Sáu Thanh và câu chuyện dùng gần nửa thế kỷ nuôi con đồng đội
5h sáng ngày cuối tháng 4, chị Việt Tiến chở bà Thanh đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố thắp hương cho những đồng đội cũ.

Dừng trước bia mộ của vợ chồng liệt sĩ Lê Kim Tiến và Lê Quốc Việt, bà Lê Ngọc Thanh (bà Sáu Thanh, 82 tuổi) nói: "Sắp đến ngày kỷ niệm đất nước thống nhất, nay tao lại dẫn con Việt Tiến ra thăm tụi bây".
Chị Lê Việt Tiến, 48 tuổi, là con của vợ chồng liệt sĩ Lê Quốc Việt và Lê Kim Tiến được bà Sáu Thanh đưa về nuôi nấng từ lúc còn ẵm ngửa.
Rời khỏi nghĩa trang, trên đường về hai mẹ con bà Thanh ghé chợ mua nải chuối già cùng bọc chè trôi nước. Bà kể lúc cùng ở tù với mẹ ruột của chị Tiến đã hứa với nhau "ngày đất nước thống nhất, hai vợ chồng em cùng con nhỏ hẹn gặp chị ở bến Ninh Kiều ăn trái chuối già, chén chè trôi nước". Người bạn tù đã hy sinh nhưng bà Thanh vẫn luôn nhớ mãi lời hẹn.

Bà Thanh quê ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Năm 14 tuổi bà tham gia cách mạng, làm giao liên. Năm 25 tuổi bà giữ chức Ủy viên Ban chấp hành nông dân khu Tây Nam Bộ.
Năm 1974, trong chuyến công tác về Cần Thơ chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam, bà bị bắt ở cầu Cái Răng và giam ở Khám lớn. Ở đây, các bạn tù đạt cho bà bí danh Tám Thương.
Trong tù, bà Thanh bị giam cùng buồng với 25 chị em. Bà kể, họ thường xuyên bị tra tấn, đánh đập, bị bỏ đói khát nhưng không ai hé răng khai báo cơ sở, luôn giữ được khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.
Dù không quen nhau trước nhưng những bạn tù dần dà hiểu và chăm sóc cho nhau. Bà Thanh thân với nữ chiến sĩ Lê Kim Tiến, cán bộ quân bưu và khu cầu đường Tây Nam Bộ. Bà Tiến bị địch bắt khi đang chuyển tài liệu mật cho cơ sở cách mạng, kết án 8 năm tù khổ sai. Lúc vào trại bà đang mang thai gần ba tháng.
"Nó đánh em, em đưa cái lưng ra chịu. Em sợ nó đá vô bụng con em có tật, tội nó", bà Tiến kể lại lời tâm sự của nữ bạn tù.
Ngày 17/4/1975, bà Lê Kim Tiến hy sinh trong tù, bỏ lại đứa con hai tháng tuổi. Chồng bà cũng hy sinh trước ngày giải phóng.
Trước khi mất, liệt sĩ Tiến gửi lại bức thư cho bà Thanh: "Chị Tám Thương em không sống nổi. Em giao đứa con của em cho chị. Nhưng chị à, con khôn thì mẹ vui lòng, con dại thì mẹ đau lòng. Chị hứa với em một điều, chị đừng bỏ con em".
Nửa tháng sau, đất nước thống nhất bà Thanh được giải thoát khỏi nhà tù và bắt đầu hành trình làm mẹ. Đứa bé được sinh ra trong tù năm ấy được đặt tên là Lê Việt Tiến, ghép tên cha mẹ lại với nhau. Bà nhớ như in ngày bế chị Việt Tiến về nhà, đứa bé nhỏ xíu, được quấn tạm bằng một mảnh vải, nhiều người bảo: "Coi ai nuôi được đem cho làm phước, chứ cô nuôi nó chết mang tội". Bà Thanh quả quyết: "Đồng đội gửi gắm thì tôi phải hoàn thành, sống nuôi, chết chôn không cho ai hết".

Bà cũng bỏ qua hạnh phúc của cá nhân mình và mọi điều tiếng thị phi, nuôi đứa con gái của đồng đội đến lúc trưởng thành. Việt Tiến học hết lớp 12 thì được người của Bưu điện TP Cần Thơ tìm tới, nhận đỡ đầu con em liệt sĩ của ngành. Chị Tiến được nhận vào làm trong bưu điện, đến năm 2010 thì lập gia đình. Chồng Việt Tiến cũng nghèo, nhưng hiền lành, chất phác.
"Ngày con Tiến lấy chồng, sợ nó tủi thân, tôi đứng ra tổ chức đám cưới khá rình rang, nhận hết hàng xóm láng giềng làm bà con bên ngoại", bà Thanh tâm sự.
Những tưởng cuộc sống của bà từ đó sẽ an nhàn bởi đã hoàn thành tâm nguyện với người đã khuất. Nhưng năm 2014, chị Tiến phát bệnh tim. Sau 21 ngày cấp cứu ở viện, chị tỉnh dậy mới biết mẹ Thanh đã bán nhà, cầm cố sổ lương hưu để lấy tiền cứu mình. Cũng từ đó, gia đình bà Thanh gồm 5 người kéo nhau ra ở trọ đến giờ.
"Nhà cửa bán hết, tài sản bán hết thậm chí đôi bông tôi tai đang đeo cũng đem bán để cứu nó. Tôi luôn tâm niệm, ngày nay đất nước hòa bình là nhờ có xương máu của cha mẹ nó đóng góp", bà nói.
Vì bệnh tim, chị Tiến không có khả năng lao động. Mọi việc trong nhà đều dựa vào chồng, mẹ Thanh. Đã 10 năm qua gia đình chị chưa được đón cái Tết nào trọn vẹn. Bao nhiêu tiền kiếm được, ngoài lo chi phí trọ, ăn uống, tất cả đều dồn mua thuốc cho chị Tiến.
Ông Nguyễn Đức Thành, Phó trưởng khu vực 3, phường An Khánh, quận Ninh Kiều cho hay câu chuyện của bà Thanh nuôi con đồng đội bà con lối xóm ai cũng xúc động. "Nghĩa cử của bà Thanh thật sự rất cao cả. Bà không chồng, ở vậy nuôi con đồng đội. Hồi trước khá lắm, nhưng từ khi con Tiến đổ bệnh phải bán nhà ở trọ gần 10 năm qua. Mỗi khi có gạo hay hỗ trợ gì khu vực luôn ưu tiên cho gia đình bà Thanh", ông nói.
Cầm bọc thuốc mới mua trên tay, chị Tiến nói nếu vắng thuốc chừng ba bữa là phải nhập viện. Tuần vừa rồi, hai vợ chồng về bên nội được cho ký thịt heo nên bữa cơm hôm nay gia đình mới lại có thịt.
Bà Thanh tâm sự, cuộc đời đi làm cách mạng trải qua nhiều gian khổ, thậm chí là đối diện với cái chết nhưng "chưa gian khổ nào bằng thời gian nuôi con Tiến". "Tôi vừa không biết làm mẹ, không tiền, đi công tác phải mang theo con nhỏ, rồi còn miệng đời mỉa mai đủ thứ", bà nói.
Cứ mỗi chiều, bà Thanh tản bộ, ngước nhìn sang bên kia con rạch nhỏ, bà lại nhớ về ngôi nhà của gia đình. "Cuộc đời tôi dành trọn cho cách mạng, cho con cái vậy là đủ. Tôi không mong cầu gì cao sang, chỉ ước mong con Tiến luôn khỏe, có một mái nhà riêng cho mình. Có như vậy sau này chết đi, gặp má nó tôi cũng không thẹn với lòng", bà nói.
(Theo VnExpress)
Xem thêm: Người mẹ tử tế: 17 năm nuôi con người dưng mắc bệnh ung thư não
Đọc thêm
Các bậc cha mẹ nên hiểu rằng nuôi dạy con không chỉ là cho chúng ăn mặc và chỗ ở, mà còn hơn thế nữa.
Nhà văn vĩ đại nước Pháp, Honoré de Balzac đã có tác phẩm nói lên rằng: Nuôi con kiểu giàu là bi kịch lớn nhất của một gia đình!
Chỉ một năm ngắn ngủi mà bao biến cố xảy ra khiến người mẹ trẻ rơi vào bế tắc. Lúc cùng cực nhất, chị phải rao bán 2 con chó để có tiền nuôi con bị bệnh down.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.