Cuốc xe 0 đồng ấm lòng ở Hà Nội [Kỳ 1]: Anh nhân viên nhận chở miễn phí cho vợ chồng người dân tộc bị taxi "chặt chém"
Nhận tin từ nhóm thiện nguyện rằng đang cần tài xế đưa vợ chồng người dân tộc về quê, anh nhân viên này chẳng ngại đường xa mà lập tức đồng ý.

Đang làm việc, anh Nguyễn Anh Tuấn (38 tuổi, nhân viên một công ty về điện mặt trời, quê Sơn Tây, Hà Nội) bỗng nhận được thông báo trên điện thoại. Đó là tin nhắn từ trưởng nhóm "Những chuyến xe yêu thương" mà anh tham gia gần 1 năm nay. Trưởng nhóm cho hay, họ đang cần tài xế đưa vợ chồng cùng con nhỏ từ Bệnh viện Mắt Trung ương về huyện Sông Mã (Sơn La).
Thấy Sơn La là nơi mình từng nhiều lần đi công tác, lại có thể sắp xếp thời gian, anh Tuấn lập tức nhận chuyến. Đến ngày hẹn, anh tới gặp những vị khách đặc biệt, là anh Vì Văn Sáng (28 tuổi) và chị Lành Thị Thời (27 tuổi, người dân tộc Xinh Mun) cùng con trai.

Chị Thời chia sẻ với PV Dân Trí, rằng ngày 19/5 vừa qua, vợ chồng chị khăn gói đưa con lên Hà Nội khám bệnh vì nghi con bị ung thư võng mạc. Trong túi họ chỉ có 9 triệu đồng, là số tiền mà Công an huyện Sông Mã kêu gọi, ủng hộ hỗ trợ gia đình.
Đến Hà Nội lúc 4h sáng, vì sợ phiền người quen nên chị không gọi cho họ mà lại bắt taxi tới viện. Nào ngờ, tài xế này lại lấy 180.000 đồng/người, "bớt" cho 40.000 còn chẵn 500.000 đồng. Đến khi gặp người thân, vợ chồng chị mới ngã ngửa vì mình đã bị taxi "chặt chém".

Hoàn cảnh vợ chồng họ rất đáng thương, nhà nghèo, hai con đều bị khuyết tật ở mắt. Thấy thương, một người quen liền chia sẻ câu chuyện của chị lên mạng xã hội, kêu gọi giúp đỡ. Các nhà hảo tâm biết chuyện, đã tìm cách ủng hộ họ về vật chất. Sau đó, câu chuyện được lan tỏa tới nhóm thiện nguyện anh Tuấn tham gia, và cuối cùng dẫn đến cuộc hẹn chở về ấm lòng kia.
Chị Thời nhớ lại: "Lần đưa con đi khám bệnh ấy cũng là lần đầu chúng tôi tới Hà Nội. Khi biết mình bị lừa, tôi rất sợ và lo lắng. Tuy nhiên, sau đó, tôi được rất nhiều người giúp đỡ. Chúng tôi còn được anh Tuấn chở về tận nhà. Hành động của anh đối lập hẳn với tài xế taxi đã 'chặt chém' chúng tôi. Tôi nhận ra rằng, vẫn có rất nhiều người tốt xung quanh mình".

Chị tâm sự thêm, trong suốt chuyến đi, vợ chồng chị nhiều lần xin trả tiền ăn uống, mua vé qua các trạm kiểm soát. Thế nhưng, lần nào anh Tuấn cũng gạt phắt đi, nói rằng: "Dù là đi một ngày hay hai ngày thì anh sẽ lo hết cả chuyến đi và đưa gia đình em về nhà an toàn". Quãng đường về Sơn La mất tới 400 km, vậy mà gia đình họ không phải mất một đồng nào.
Anh Nguyễn Anh Tuấn bật mí, chuyến xe 0 đồng vừa qua chỉ là một trong nhiều việc từ thiện anh đã làm suốt hơn 10 năm. Năm 2011, mỗi khi rảnh anh đều tham gia hoạt động nấu cơm, phát cơm miễn phí cho bệnh nhân, người lao động nghèo. Hồi năm 2014, tận dụng thời gian rảnh sau khi tan làm, anh mở quán nước giải khát, hoa quả dầm trên phố Hàng Lược. Toàn bộ lợi nhuận từ quán nước này đều được anh và bạn bè dùng để mua quà cho người khó khăn.
Đầu năm 2022, anh tình cờ biết đến nhóm "Những chuyến xe yêu thương" chuyên chở bệnh nhân nghèo miễn phí và lập tức tham gia. Đến nay, anh đã nhận hàng chục cuốc xe miễn phí, đưa bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn về tận nhà. Chuyến gần chỉ loanh quanh ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng, ngoại thành Hà Nội, nhưng cũng có những chuyến anh chạy về Quảng Ninh, Sơn La...


Với người đàn ông Hà Nội này, những chuyến đi ấy đã giúp anh có cơ hội được trực tiếp giúp đỡ người khác. Đặc biệt, với những trường hợp như vợ chồng chị Thời, chuyến xe sẽ là cách "sửa sai" cho hành động "chặt chém đáng xấu hổ" của tài xế taxi. Chưa kể, anh còn hi vọng mình có thể giúp họ có ấn tượng tốt hơn khi đến với Hà Nội, có thêm niềm tin vào cuộc sống và hiểu rằng xung quanh họ còn có rất nhiều người tốt.
Những chuyến đi không hề dễ dàng, mà luôn ngập tràn khó khăn, vất vả. Dù vậy, anh Tuấn không hề nghĩ tới chuyện dừng lại. Anh nhân viên văn phòng ấy tâm sự: "So với hành trình chữa bệnh đầy mệt mỏi và lo toan thì chuyến xe của tôi có lẽ không đáng là gì. Tôi chỉ mong mình có thể đem lại cho các bệnh nhân kém may mắn những giây phút nghỉ ngơi để họ có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật".
(còn tiếp)
Theo Phạm Hồng Hạnh - Toàn Vũ/Dân Trí
Xem thêm: Anh tài xế công nghệ tốt bụng cùng những cuốc xe 0 đồng đêm muôn: "Làm việc tốt đúng là không dễ"
Đọc thêm
10 năm qua, chị Nguyễn Thị Thúy (Đắk Nông) chắc ngại khó, tình nguyện hiến nhà của mình để mở siêu thị 0 đồng cho người nghèo.
Gần 20 năm nay, mặc cho vật giá leo thang, quán cháo của vợ chồng ông Lê Công Minh (TP.HCM) vẫn giữ giá 1.000 đồng/tô, giúp người nghèo được bữa ấm bụng.
Hơn 10 năm qua, anh Lê Hoàng Em (Cà Mau) gắn bó với công việc sửa chữa điện miễn phí, được bà con địa phương yêu quý gọi là thợ điện 0 đồng.
Tin liên quan
Đi, chạy, nằm, ngồi, đứng... là những tư thế đã được đưa vào thi ca để góp phần diễn tả một thế giới tinh thần phong phú của con người. Ở bài viết này, sẽ bàn về chữ "NGỒI" trong thơ Việt.
Những người phụ nữ thông minh luôn có những nguyên tắc để bản thân không chịu thiệt thòi, họ càng không vì tình cảm mà đánh mất chính mình.
Anh Toàn là người đàn ông số khổ, sống thì thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, bị bệnh tật dày vò. Đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn còn trăn trở vì chưa thể xây nhà cho vợ con.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.