Xe quần áo 0 đồng của ông Tư Ẩn: Có người nói tôi điên, nhưng tôi chẳng để bụng đâu
Tuy sức khỏe không tốt, bản thân phải dùng máy hỗ trợ nói, ông Tư Ẩn vẫn lái xe quần áo 0 đồng đi khắp TP.HCM tặng người nghèo.

Suốt 7 năm qua, bà con ở các xóm trọ nghèo đã quen với chiếc xe quần áo 0 đồng của ông Tư Ẩn, tên thật là Nguyễn Văn Tư. Ở độ tuổi U90, tóc ông đã bạc gần hết, đôi mắt mờ đục dần, lại không nói được nhiều vì mắc bệnh thanh quản. Ông chỉ có thể giao tiếp qua một cái máy bên mình, chất giọng ngang phè khó nghe.
Ông Tư Ẩn chia sẻ, với nhiều người, đây là quần áo cũ, nhưng với ông, đó là kho báu mà ông hết lòng trân quý. Kho báu này không phải do ông tự làm ra, mà do được người dân khắp nơi gửi về, chung tay với công việc ý nghĩa của ông. Trước kia ông làm lái xe đường dài, khoảng chục năm trở lại đây, khi tuổi đã cao, ông dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động thiện nguyện. Càng đi nhiều, người đàn ông ấy càng thấy đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.

Ông tâm sự: "Thấy nhiều đứa trẻ không có tấm áo tươm tất để mặc, nhiều người lao động không có điều kiện mua quần áo mới tôi quyết định bắt đầu chiếc xe bán quần áo 0 đồng của mình và duy trì nó nhiều năm nay". Ban đầu, người nhà ông không ủng hộ, nói ông đã tuổi cao sức yếu còn đi làm chuyện bao đồng. Nhưng thấy người khốn khó hạnh phúc khi nhận quà, vợ con ông dần xuôi theo.
Chiếc xe mà ông đang đi là của một người mang đến tận nhà cho khi thấy xe trước của ông quá cũ và không chở được nhiều quần áo. Nhưng người ta không cho ông được tiết lộ tên tuổi, cũng không nói cho ông biết giá trị chiếc xe này là bao nhiêu, chỉ biết nó đủ để giúp ông và mớ quần áo tránh được mưa, nắng bất chợt của Sài Gòn.


7 giờ sáng mỗi ngày, ông có mặt tại góc đường Tôn Thất Thuyết (quận 4) chờ mọi người đến lấy đồ. Đến 9 giờ hơn, ông di chuyển xe đến nhiều nơi khác nhau trong thành phố, khi thì trước các bệnh viện, khi lại ở các khu chợ bình dân. Tầm 11 - 12 giờ trưa ông về nhà nghỉ ngơi rồi đến chiều lại chạy vòng quanh các khu công nghiệp ở huyện Nhà Bè để tiếp tục công việc của mình.
Bên cạnh những người ủng hộ, ông Tư cũng kể, công việc của ông đôi khi cũng gặp nhiều ánh mắt soi mói lạ lùng. Cụ ông U90 tâm sự: "Có người đáng tuổi con cháu tôi, vậy mà chế giễu tôi bị câm, nói tôi bị điên lo chuyện bao đồng khi làm việc này. Sống đến tuổi này rồi thì đâu để bụng mấy chuyện đó. Chỉ cần mình làm đúng tâm niệm, lý tưởng của mình là được. Công việc này làm cho tôi thấy cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn".
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Bếp ăn 0 đồng ở Bà Rịa - Vũng Tàu giúp người khốn khó có suất cơm ấm bụng
Đọc thêm
Gần 30 năm qua, vợ chồng bác sĩ Lê Thanh Nga - Đỗ Huy vẫn miệt mài làm từ thiện, hỗ trợ bệnh nhân ngèo bằng khu lưu trú 0 đồng.
Mới đây, Menitems đã tận tay trao tặng 2000 cây giống góp phần tạo sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số tại 5 huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tận dụng dịp nghỉ hè, nữ VĐV pencak silat Nguyễn Thị Cẩm Nhi đã cùng bạn bè mở lớp dạy võ miễn phí cho trẻ em nghèo ở An Giang.
Tin liên quan
Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với công ty Manulife Việt Nam tổ chức chương trình Ngày hội tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng 2024 – khám và sàng lọc các bệnh lý về tiêu hóa khu vực Hà Nội
Cơn giận dữ là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng đừng để chúng kiểm soát cuộc sống của bạn rồi lại phải sống trong hối hận khôn nguôi.
Theo các chuyên gia, rất nhiều người trẻ gen Z không có quỹ khẩn cấp, và điều này không tốt cho tương lai của họ.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.