Ấm lòng cựu chiến binh 25 năm miệt mài nấu ăn từ thiện

Dù là thương binh hạng 4/4, nhưng suốt 25 qua, cựu chiến binh Đinh Văn Hai (86 tuổi, Hậu Giang) vẫn miệt mài đi nấu cơm, nấu cháo từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thanh Tú
Thanh Tú 18 giờ trước
Theo dõi

Cựu chiến binh Đinh Văn Hai hiện là người cao tuổi nhất trong tổ cơm, cháo, nước sôi từ thiện tại Bệnh viện đa khoa TP. Ngã Bảy (Hậu Giang). Một ngày “phụ bếp” của vị cứu chiến binh này bắt đầu từ khoảng 3 giờ sáng với công việc vo gạo nấu cháo, nấu nước sôi, chuẩn bị cơm chay để kịp phát cho mọi người vào lúc 10 giờ. Hết giờ phát cơm, dọn dẹp, nghỉ trưa một chút ông Hai lại cùng mọi người tất bật chuẩn bị cho bữa cơm chiều vào lúc 15 giờ. Khối lượng công việc bận rộn là thế nhưng ông thấy rất vui.

Ông Hai kể, sau khi làm giao liên, ông vào Tiểu đoàn Tây Đô tham gia chiến đấu. Năm 1966, trong một cuộc giao tranh ác liệt, ông bị thương, phải chuyển về Cà Mau điều trị. Sức khỏe bình phục, nhưng 18 vết thương do mảnh đạn văng trúng khiến cơ thể của ông suy yếu đi nhiều.

Đất nước thống nhất, cuộc sống bước sang trang mới nhưng ông Hai vẫn nhớ khoảng thời gian cùng đồng đội nằm ở hầm trú ẩn, đặc biệt là trong 18 tháng bí mật điều trị vết thương. Ông Hai nói: “Trong kháng chiến, người dân đã luôn hết lòng nuôi chứa, nhường cơm sẻ áo với cán bộ. Ân tình đó tôi mãi không bao giờ quên được”.

Từ sự biết ơn đó, khoảng năm 2000, dù là thương binh hạng 4/4 vị cựu chiến binh này vẫn quyết định tham gia nấu cơm từ thiện để giúp đỡ những bà con khó khăn.

am-long-cuu-chien-binh-25-nam-miet-mai-nau-an-tu-thien-2-0716

Ông Hai kể, thời gian đầu hoạt động tổ chỉ có thể cho nước sôi. Nhờ sự hoạt động bền bỉ của mọi người và sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, tổ từ thiện mới có thể cho cơm, cháo rộng rãi như hiện tại. Gắn bó gần 25 năm, ông Hai rất nặng lòng với hoạt động từ thiện này. Giúp bà con có những bữa ăn đàng hoàng, bớt chi phí trong những ngày ốm đau chính là niềm vui tuổi già của vị cựu chiến binh này.

Hiện tổ nấu cơm, cháo, nước sôi tại BV đa khoa TP.Ngã Bảy chia ra làm 5 tổ trực, mỗi tổ phụ trách 1 tuần, cứ đến thứ sáu hằng tuần lại xoay ca. Ông Hai làm tổ trưởng tổ 4, quản lý 18 thành viên, trong tổ ngoài người địa phương còn có bà con từ tận Sóc Trăng qua góp công. "Tới lượt tổ 4 trực thì tôi mang cả quần áo để ở luôn trong này cho tiện. Vợ tôi mất sớm, 10 đứa con đều ủng hộ việc tôi làm, nên khi tôi đi nấu cơm ở bệnh viện dài này thì các con sẽ làm thay việc nhà, chăm sóc vườn tược", ông Hai tâm sự.

Trưởng thành từ cách mạng, là người lính cụ Hồ, phần việc nào ông Hai cũng quyết tâm làm đến nơi đến chốn. Dù lớn tuổi nhưng ông vẫn cho thấy sự dẻo dai, nhanh nhẹn trong công việc. Hễ chỗ nào thiếu người thì ông tiếp tay ngay, từ lấy củi, chụm lửa, lặt rau củ, chế biến, chia suất ăn… cho những người đến nhận ông đều làm và làm rất tốt.

"Cách làm của ông Hai rất đúng với câu "của cho không bằng cách cho". Ông ấy rất hòa đồng, vui vẻ khi tặng thức ăn cho mọi người. Đặc biệt, ông hay hỏi thăm sức khỏe của những bệnh nhân thường xuyên đến nhận cơm nên ai cũng cảm thấy gần gũi, ấm áp", bà Nguyễn Thị Trinh (54 tuổi, người nhà bệnh nhân) chia sẻ.

Bà Lê Thị Diễm Trang, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP.Ngã Bảy, cho biết đội nấu cơm, cháo, nước sôi tại BV đa khoa TP.Ngã Bảy có khoảng 150 thành viên, ông Hai là người lớn tuổi nhất và có nhiều đóng góp. Từ sự nhiệt tình của ông, tổ hoạt động rất đoàn kết và ngày càng có nhiều người tham gia. Ngoài nấu cơm, ông Hai còn thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện và trích lương hưu của mình để đóng góp, giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm: Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Theo các chuyên gia, một đứa trẻ có thể sẽ có quan niệm sai lầm về tiền bạc nếu cha mẹ thường xuyên "than nghèo kể khổ" với chúng.

Lời nhắn nhủ tới bậc cha mẹ: Dù khó khăn đến mấy, cũng đừng than nghèo kể khổ với con
0 Bình luận

Luôn kể khổ khi khó khăn chỉ có kẻ thua cuộc, bởi người thành công chỉ quan tâm cơ hội. Người bi quan sẽ nhìn thấy khó khăn đầu tiên và chọn con đường phòng thủ để đi. Còn ngược lại, người lạc quan sẽ nhìn thấy cơ hội và sẵn sàng tiến lên tạo ra những kỳ tích mà người thường khó mà làm được.

Luôn kể khổ khi khó khăn, đừng hỏi tại sao mãi thất bại
0 Bình luận

Văn khấn giống như một cầu nối giữa người trần với gia tiên, thần linh. Tết Quý Mão 2023, người Việt có rất nhiều phong tục cúng tế, vì thế, Sống Đẹp xin giới thiệu trọn bộ văn khấn Tết chi tiết nhất.

Trọn bộ văn khấn Tết Quý Mão 2023 đúng chuẩn Văn khấn cổ truyền Việt Nam
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Xót xa tình cảnh của cô bé 11 tuổi mồ côi mẹ, sống nương tựa bà ngoại giàu yếu

Con thương ngoại nhiều như trái đất, con thương bà ngoại hết tấm lòng" - câu nói của bé gái 11 tuổi dành cho bà ngoại già yếu khiến ai cũng xót xa...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 12 giờ trước
Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Vì dòng người đổ ra đường xem tổng duyệt diễu binh quá đông, xe lăn không đi được, người phụ nữ quyết định cõng mẹ đi bộ. Hình ảnh đẹp ấy đã khiến nhiều người xúc động!

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bé gái 7 tuổi bị suy thận chật vật níu kéo sự sống, gia đình cạn tiền cứu chữa

Để níu kéo sự sống, mỗi ngày bé Trang phải truyền 9 túi dịch để chạy thận, thời gian kéo dài từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cụ 80 tuổi vẫn ngày ngày dãi nắng dầm mưa mò cua nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần

Ở cái tuổi xế chiều, người ta được vui vầy bên con cháu còn bà Nguyễn Thị Nghị lại còng lưng mò cua sớm tối nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ước mơ dang dở của cô sinh viên bị ung thư xương: Muốn sớm ra trường đi dạy để giúp đỡ bố mẹ, ai ngờ giờ lại thành gánh nợ của gia đình

Đang là sinh viên năm 2, bất ngờ, Đinh Thị Vân Dung nhận kết quả bị ung thư xương. Bao ước mơ, hoài bão chính thức bị chặn đứng từ đây...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụi bại'?

"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa. 

“NGUYỆT VŨ” - TỪ THỦ ĐÔ TỚI VÙNG CAO: HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG QUA CON CHỮ

Vào thứ Bảy ngày 12/04/2025 vừa qua, sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Con trai chấn thương sọ não, thần kinh bất ổn, mẹ già đau yếu gồng gánh gia đình

Dẫu tuổi đã cao, đau yếu triền miên nhưng bà Hà vẫn phải gồng gánh con trai chấn thương sọ não và những đứa cháu thơ dại.

Mẹ đơn thân rơi vào bế tắc không biết kiếm tiền ở đâu để điều trị cho con trai suy tủy xương

Một mình nuôi 2 đứa con khiến đôi vai gày của chị Trang nặng trĩu; vậy mà trời chẳng thương, đứa con trai tội nghiệp của chị lại mắc bệnh hiểm nghèo không, không có tiền điều trị.

Lời khẩn cầu từ người mẹ nghèo cần chi phí ghép tủy cho con thơ

Bệnh tan máu bẩm sinh đang bào mòn sức khỏe của bé Hà Vy (10 tuổi), thế nhưng, gia đình quá khó khăn, mẹ nghèo bất lực khi nhìn chi phép ghép tế bào gốc cho con quá lớn.

Nghẹn lòng câu hỏi của đứa trẻ nghèo: 'Chân con bị cắt rồi có mọc lại được không'?

Vết thương đang hoại tử khiến bàn chân phải của bé Trà My có nguy cơ phải cắt bỏ. Cô bé vô cùng hoảng loạn liên tục hỏi mẹ: "Chân con bị cắt rồi có mọc lại được nữa không"?

Góa phụ mắc bệnh máu ác tính khóc nghẹn xin cô bác rủ lòng thương

Nằm trên giường bệnh nhìn con thơ sống chật vật trong căn nhà cũ nát, người mẹ góa mắc bệnh máu ác tính khóc nghẹn xin các nhà hảo tâm rủ lòng thường 3 đứa con thơ...

Mẹ nghèo bán sạch ruộng vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho 2 con gái bị ung thư

Chồng qua đời, một mình chị Nguyệt gồng gánh cả gia đình. Giờ đây, chị bất lực, khóc nghẹn khi cả 2 con gái đều mắc ung thư...

Thương bé gái 3 tuổi không chân, dị tật tay, giờ cõng thêm căn bệnh quái ác

Vừa chào đời An đã chịu cảnh thiệt thòi hơn các anh chị và bao đứa trẻ khác khi tay, chân của con không phát triển bình thường, bị suy tủy xương, thiếu máu bẩm sinh. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất