5 danh nhân tuổi Nhâm Dần nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Xin được chấm phá ít dòng về một số danh nhân tuổi Nhâm Dần nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Phan Huy Chú - nhà bác học của Thăng Long

Phan Huy Chú (1782-1840) là danh sĩ triều Nguyễn, nhà bác học, nhà thơ quê ở huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con trai thứ 3 của Phan Huy Ích - danh sĩ nổi tiếng thời hậu Lê và Tây Sơn.

Còn mẹ ông là bà Ngô Thị Thực, con gái của Ngô Thì Sĩ, em gái Ngô Thì Nhậm. Bà Thực mất khi Phan Huy Chú lên 10 tuổi. 

Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống khoa bảng, là con trai thứ ba của Lễ bộ Thượng thư, tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông nội là tiến sĩ Phan Huy Cận, ông ngoại là Ngô Thì Sĩ, cha là Phan Huy Ích, bố vợ là Nguyễn Thế Lịch, bác là Ngô Thì Nhậm, chú là Phan Huy Ôn, anh là Phan Huy Thực…

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng ham học, học giỏi, đỗ tú tài. Đến năm 1821, vua Minh Mạng triệu ông vào kinh sư làm biên tu ở Viện hàn Lâm.

5-danh-nhan-tuoi-Nham-Dan-noi-tieng-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-0

Đến năm 1824, ông được làm Phó sứ nhà Thanh. Năm 1828, ông được bổ nhiệm làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên rồi thăng Hiệp trấn Quảng Nam. Năm 1830, lại giữ chức Phó sứ sang nhà Thanh. Năm 1832, đi Indonesia rồi chuyển về làm việc ở Bộ Công an năm 1833.

Sau một thời gian, ông chán cảnh quan trường nên đã từ quan về dạy học, viết sách. Cống hiến của Phan Huy Chú là công trình biên khảo bộ "Lịch triều hiến chương loại chí" gồm 49 quyển. Bộ sách này được thực hiện từ 1809 đến 1819. Đó là kết quả của nhiều năm miệt mài nghiên cứu với tấm lòng yêu nước và văn hóa dân tộc cùng mong muốn tổng kết lịch sử giúp đời sau. 

“Lịch triều hiến chương loại chí” có dung lượng lớn, là một kho tài liệu sử học rất phong phú, chính xác và được phân loại, hệ thống; là công trình nghiên cứu tiêu biểu đánh dấu thành tựu khoa học của nước ta đầu thế kỷ XIX.

2. Đinh Công Tráng - Lãnh tụ khởi nghĩa Ba Bình

Đinh Công Tráng (1842 - 1887) là người làng Tràng Xá, nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Khi quân Pháp tiến hành xâm chiếm Bắc Kỳ, đang là một chánh tổng, ông gia nhập đội quân của Hoàng Kế Viên, rồi tham gia trận Cầu Giấy vào ngày 19/5/1883. 

Đến tháng 7/1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng phong trào, tháng 2/1886, Đinh Công Tráng cùng với Trần Xuân Soạn và một số văn thân, thổ hào yêu nước như: Phan Bành, Nguyễn Khế, Hà Văn Mao (người dân tộc Mường), Cầm Bá Thước (người dân tộc Thái), Hoàng Bật Đạt, Lê Toại lập chiến khu kháng chiến, căn cứ thuộc ba làng là: làng Mậu Thịnh, làng Thượng Thọ và Mỹ Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình, từ đình làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia nên gọi là căn cứ Ba Đình. Nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng chiến lâu dài.

5-danh-nhan-tuoi-Nham-Dan-noi-tieng-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-9

Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Bao bọc xung quanh căn cứ Ba Đình là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, nên không thể phát hiện ra những hoạt động của nghĩa quân trong căn cứ, rồi đến một lớp đất cao 3m, chân rộng từ 8m đến 10m, mặt thành có thể đi lại được. Từ đây nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát được các tuyến giao thông quan trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam…chính vì vậy quân Pháp quyết tâm đánh dẹp. 

Ông chỉ huy căn cứ đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn của Pháp ngày 18/12/1886 và ngày 6/1/1887, Ông đã chỉ huy quân chủ động phản công phá vòng vây của địch đêm ngày 20, rạng ngày 21/1/1887 rồi rút về căn cứ dự phòng ở Mã Cao.

Ngày 7/9/1887, ông hy sinh khi đang chiến đấu tại Tang Yên, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Căn cứ địa Ba Đình của Đinh Công Tráng sau này được đặt tên cho một quảng trường nổi tiếng bên cạnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quảng trường Ba Đình.

3. Hà Huy Tập - nhà hoạt động cộng sản nổi tiếng Việt Nam

Đồng chí Hà Huy Tập quê ở xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyên tên lúc nhỏ của ông là Hà Huy Khiêm, còn gọi là Ba, là con thứ ba trong gia đình 5 anh em.

Năm 1923, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Tiểu học ở Huế, dạy ở Nha Trang. Năm 1925, ông tham gia tổ chức Hội Phục Việt và đến năm 1926, ông bị trục xuất khỏi Nha Trang và chuyển về dạy ở trường Tiểu học tại Vinh, rồi bị sa thải vì tham gia Hội Phục Việt.

Đến cuối năm 1928, ông được cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để bàn giao việc hợp nhất Hội Tân Việt với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chuyển sang hoạt động ở Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. 

Năm 1929, sang Liên Xô học Trường ĐH Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Đầu năm 1934, ông về Ma Cao (Trung Quốc tham gia chỉ huy Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

5-danh-nhan-tuoi-Nham-Dan-noi-tieng-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-8

Đến tháng 3/1935, ông được cử làm Bí thư Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng, trực tiếp chủ trì Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao. Đại hội đã thông qua các nghị quyết, bầu ra BCH Trung ương, ông được bầu là Tổng Bí thư.

Tháng 7/1936, ông cùng với Lê Hồng Phong (Ủy viên BCH Quốc tế Cộng sản) triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của Trung ương Đảng, chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi hơn nữa và thay đổi các hình thức đấu tranh cho phù hợp với tình hình mới.

Ngày 14/7/1938, do có chỉ điểm, mật thám Pháp đã bắt ông tại Sài Gòn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Pháp buộc ông “chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa này” và xử tử hình. Trước tòa án thực dân, ông khảng khái tuyên bố “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động”. Ngày 26/8/1941, ông bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu...

4. Lê Hồng Phong - người con ưu tú của dân tộc, người học trò xuất sắc của Bác Hồ

Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902-6/9/1942), nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Nghệ An, người chiến sỹ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Đầu năm 1923, ông sang Xiêm (Thái Lan), sau đó đến Trung Quốc để liên lạc với cách mạng, cùng với một số thanh niên yêu nước thành lập tổ chức “Tâm tâm xã”. Ông đã gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, tham dự các lớp huấn luyện chính trị và học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Năm 1926, ông sang Liên Xô học Trường hàng không ở Leningrad, trở thành sỹ quan của Hồng quân Liên Xô với quân hàm Trung tá.

5-danh-nhan-tuoi-Nham-Dan-noi-tieng-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-7

Đến năm 1928, ông vào học trường ĐH Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tại Moscow. Đầu năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do ông làm Trưởng ban. Tháng 7/1935, ông là Trưởng đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, được bầu vào Ủy viên BCH Quốc tế Cộng sản.

Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao (Trung Quốc), ông được bầu làm Tổng Bí thư. Đầu năm 1936, ông về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, cùng với Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị BCH Trung ương lần thứ VII (7/1936). Tháng 11/1937, ông về Sài Gòn cùng BCH Trung ương lãnh đạo phong trào cách mạng. Lúc này vợ ông là Nguyễn Thị Minh Khai đang làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Tháng 6/1939, ông bị Pháp bắt và đến tháng 9/1939, bị Pháp bắt lần thứ hai, đày ra Côn Đảo.

Ở Côn Đảo, biết ông là một nhân vật quan trọng của Đảng, Pháp tìm cách giết hại ông, tra tấn dã man và nhốt trong hầm tối. Một thời gian, ông bị kiết lị nặng, sức khỏe suy kiệt và mất tại nhà tù Côn Đảo ngày 6/9/1942.

5. Nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Phan Đăng Lưu (1902-1941) sinh tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông là con trai cả của cụ Phan Đăng Dư - nhà nho yêu nước và cụ bà Trần Thị Liễu - con gái cụ cử nhân Trần Danh Hiệu. 

Theo nhiều tài liệu, ông là hậu duệ đời thứ 15 của Mạc Mậu Giang, một hoàng tử nhà Mạc. Sau khi nhà Mạc đổ, cụ Mạc Mậu Giang đưa con cháu vào Nghệ An lập nghiệp. Một người con là Mạc Huyền Nhai trở thành thủy tổ của dòng họ Phan Mạc ở Yên Thành, trong đó có dòng họ Phan Đăng.

Năm 1928, ông tham gia xuất bản tác phẩm Quan hải trùng thư tại Huế, được bầu làm Ủy viên Thường vụ của Tổng bộ Đảng Tân Việt. Cuối năm 1928, ông là đại diện Đảng Tân Việt sang Quảng Châu để bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

5-danh-nhan-tuoi-Nham-Dan-noi-tieng-cuoi-the-ky-XIX-dau-the-ky-XX-6

Tháng 9/1929, ông bị bắt tại Hải Phòng, bị kết án tù khổ sai và bị đày ở Buôn Ma Thuột. Ra tù năm 1936, tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận dân chủ ở Huế. Tháng 11/1939, ông được bầu là Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, phân công chỉ đạo phong trào Nam kỳ.

Tháng 7/1940, Xứ ủy Nam kỳ họp đề ra chủ trương khởi nghĩa. Ông khuyên Xứ ủy hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó, ông dự Hội nghị Trung ương lần thứ VII và được chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Rời hội nghị, trên đường vào Nam để truyền đạt chỉ thị của Trung ương thì bị mật thám Pháp bắt, kết án tử hình, bị bắn ở Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần.

Xem thêm: Những nhân vật tuổi Dần nổi tiếng của Việt Nam: Năm sinh của nhiều bậc anh tài

Đọc thêm

"Ngọc Hoàng" Quốc Khánh là 1 trong những nghệ sĩ Việt tuổi Dần có sự nghiệp nghệ thuật thăng hoa với hơn 30 năm trải đủ mọi loại vai diễn. Thế nhưng, ở ngoài đời thực, anh chọn cuộc sống "độc thân vui vẻ".

Nghệ sĩ tuổi Dần: 'Ngọc Hoàng' Quốc Khánh bộc bạch về cuộc sống 'độc thân vui vẻ'
0 Bình luận

Năm Nhâm Dần 2022 là năm tuổi của những người tuổi Dần. Năm nay, người tuổi Dần gặp Thái Tuế, khó tránh điều bất lợi bủa vây.

Dự đoán vận mệnh người tuổi Dần trong năm Nhâm Dần 2022
0 Bình luận

Ai cũng nói, người tuổi Dần cao số, rồi các bà mẹ trẻ thi nhau xin bệnh viện cho mổ bắt con để "né" năm Dần. Vậy, người tuổi Dần có thực sự cao số như lời đồn không?

Người tuổi Dần có thực sự cao số như lời đồn?
0 Bình luận


Bài mới

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Đề xuất