Vượt nghịch cảnh, nữ nghệ nhân khuyết tật miệt mài giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ
Trên đôi chân khiếm khuyết, nữ nghệ nhân - Hoàng Thị Khương (58 tuổi) không chỉ vượt khỏi lũy tre làng mà còn truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ.

Nữ nghệ nhân khuyết tật – Hoàng Thị Khương không chỉ là nghệ nhân của làng thêu Quất Đông nức tiếng mà còn là Chủ tịch hội Người khuyết tật huyện Thường Tín, TP. Hà Nội và là Giám đốc Công ty TNHH Trêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương. Đầu năm 2024, bà là 1 trong 2 nghệ nhân thêu của TP.Hà Nội có tên trong danh sách của Bộ Công Thương trình hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Đằng sau sự thành công, ưu tú ấy là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực của bà Hoàng Thị Khương. Khi được 3 tháng tuổi, sau một trận ốm nặng, một bên chân của bà Khương đã bị liệt vĩnh viễn. Trước hoàn cảnh ấy, mẹ động viên bà đến trường để học chữ, đồng thường cũng hướng dẫn để bà làm quen với đường kim mũi chỉ, tiếp nối truyền thống của gia đình, của làng Quất Động. Để không trở thành gánh nặng cho gia đình, bà Khương đã nỗ lực không ngừng nghỉ, học cho bằng được nghề truyền thống của gia đình. Ban đầu bà thêu “hàng chợ” để trang trải cuộc sống, sau đó khi kinh tế ổn định bà mày mọc học thêu tranh mỹ thuật để chuyền từ vai trò “thợ thêu thuê” sang người “tự sáng tạo thêu để bán”. Và bà cũng đem những tác phẩm của mình đi dự rất nhiều cuộc thi và đạt được rất nhiều giải thưởng lớn.

Năm 2004, một tổ chức phi chính phủ biết đến câu chuyện đặc biệt của bà nên đã mờ bà đến dạy thêu cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn ở khắp các tỉnh thành như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang… Sau thời gian dài tiếp xúc, nữ nghệ nhân nhận thấy những người đồng cảnh ngộ còn nhiều bất hạnh, thế là bà quyết định tự mở xưởng dạy thêu tay miễn phí tại nhà để giúp đỡ những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm công ăn việc làm. Và thế là Công ty TNHH Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương đã được thành lập Hơn 10 năm hoạt động, nữ nghệ nhân khuyết tật này đã dạy nghề cho gần 500 người khuyết tật ở trong thôn và ở khắp các tỉnh thành.
“Mục tiêu hoạt động của chúng tôi là hỗ trợ được nhiều nhất có thể cho người lao động khuyết tật, như một điểm tựa để họ có thể tự tin sống bằng năng lực của mình. Mấy chục năm qua, tôi luôn động viên mình phải nỗ lực không ngừng nghỉ, chỉ với mong muốn chứng minh cho mọi người, đặc biệt là cộng đồng người khuyết tật, thấy được rằng: nếu nỗ lực, người khuyết tật hoàn toàn có thể làm tốt nhiều phần việc như người bình thường”, bà Khương tâm sự.
Đôi chân khiếm khuyết của người phụ nữ thôn quê ấy không chỉ vượt khỏi lũy tre làng, truyền cảm hứng cho rất nhiều người đồng cảnh mà còn đại diện cho ý chí, nghị lực của người khuyết tật Việt Nam bước đến nhiều sự kiện quốc tế. Năm 2011, bà Khương đã vinh dự giành giải nhất tại cuộc thi tay nghề dành cho những nghệ nhân là người khuyết tật (Inter Abilympics 2011). Hay gần đây nhất, năm 2009, nghệ nhân Hoàng Thị Khương cũng được trao tặng biểu trưng cho các tác phẩm tranh thêu tay xuất sắc tại SAMBHAV tổ chức ở Ấn Độ.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, thầy giáo xe lăn giúp ích cho đời
Đọc thêm
Dù phải di chuyển bằng xe lăn, nhưng suốt 9 năm qua thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm (39 tuổi) chưa một ngày vắng mặt trong các buổi dạy học tại Trung tâm bảo trợ Nhà May Mắn.
Mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh đụng là gãy, chỉ cao 90cm, nặng 25kg nhưng Nguyễn Thùy Trang (25 tuổi, Đồng Tháp) vẫn luôn cố gắng vươn lên, tự lập và giúp đỡ người khác.
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Tin liên quan
Cổ nhân nói "xem đức tại nhẫn, xem phúc tại lượng". Để đánh giá một người có đức hạnh hay không thì phải xem liệu anh ta có nhẫn nhịn được không. Để đánh giá một người có phúc lành hay không, phải xem anh ta có tấm lòng rộng lớn không?
“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh.
Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.