Cụ bà 80 tuổi với vài luống rau nuôi cháu mồ côi nên người
Suốt 7 năm nay, cuộc sống của hai bà cháu chỉ xoay quanh vườn rau nhỏ trước nhà. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, dù có muốn bà Đam cũng chẳng có cách nào khác để kiếm thêm thu nhập.

Bà Lương Thị Đan (sinh năm 1944) hiện đang sống cùng cháu ngoại là bé Nguyễn Tuấn Hưng (13 tuổi) tại căn nhà vách đất, cũ kỹ nằm sâu trong thôn Hẩu thuộc xã Minh Hòa, huyện Hữu Lung, tỉnh Lạng Sơn. Bố Hưng mất từ lúc em còn trong bụng mẹ. Đến năm em 5 tuổi, mẹ cũng lập gia đình mới, em ở vậy với ngoại đến nay cũng hơn 7 năm rồi.
Bà Đăm cho biết, mỗi sáng hai bà cháu đều thức dậy sớm ra vườn hái rau đem ra chợ bán, kiếm vài chục ngàn mua gạo, mắm muối qua ngày. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, bà Đăm cũng chẳng biết làm gì để kiếm thêm thu nhập nuôi cháu.
“Hai bà cháu tôi có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo sống qua ngày. Bữa cơm hàng ngày chỉ có rau tự trồng, lúc nào có ủng hộ hay đoàn từ thiện cho ít mì, đồ ăn thì bữa cơm được đổi món. Gạo thì 15 ngày tôi mua một lần, thịt thì phải cả tháng mới dám mua, mà toàn là mua chịu thôi, khi nào bán rau có tiền thì đem trả người ta sau”, bà Đăm nghẹn ngào chia sẻ.

Căn nhà vách đất nơi hai bà cháu đang sinh sống đã được xây dựng cách đây hơn 40 năm, tường và mái đã bị thủng nhiều chỗ, những ngày mưa gió nhà dột là hai bà cháu lại đùm túm nhau vào góc, không có chỗ nằm ngủ. “Mỗi khi mưa bão là bà sợ nhà đổ lắm. Hôm nào mưa to quá là hai bà cháu chạy sang ngủ nhờ nhà hàng xóm vì nhà bà cũ lắm rồi”, bà Đăm tâm sự.
Cứ vậy, suốt 7 năm qua, cuộc sống hai bà cháu đều nương tựa vào vườn rau con con phía trước nhà. Quần áo và đồ dùng sinh hoạt trong nhà đều là do bà Đăm đi nhặt nhạnh về, một số thì là của mọi người cho, quyên góp ủng hộ. Bé Hưng năm nay học lớp 7, nhưng vì gia đình thuộc diện hoàn cảnh khó khăn nên được nhà trường hỗ trợ hầu hết chi phí học tập, đồ dùng và sách vở.
Nhìn đứa cháu trai gầy còm, từ nhỏ đã thiếu sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, bà Đăm rưng rưng nói: “Thằng Hưng tội nghiệp lắm, nó hiền khô à, lúc nào cũng hiếu thảo với bà. Sau này bà chỉ mong nó học giỏi, ráng làm bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Bà chỉ cần nó sống đẹp, tử tế là mừng lắm rồi!”.
Xem thêm: Người đàn ông Quảng Ngãi miệt mài tái chế xe đạp cũ tặng học trò khó khăn
Đọc thêm
Nhìn ánh mắt long lanh của hắn, tôi bất chợt nhận ra một điều, trong một góc tâm hồn của “thằng khùng” rất lương thiện và biết ơn người đã giúp đỡ hắn.
Nhiều năm qua, cô gái người Tày Đoàn Thị Yến luôn miệt mài làm việc tử tế, với tâm niệm "giúp được ai đó cũng như giúp đỡ chính cuộc đời mình".
Công ty CP ĐT&PT Oky Sài Gòn - Tập đoàn Ngân Tín đã trao tặng 1 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa, giúp đỡ các gia đình chính sách tại tỉnh Bình Phước.
Tin liên quan
Sinh ra với khiếm khuyết trên đôi bàn tay, nhưng chị Nguyễn Thị Hương (SN 1976, Hà Nam) vẫn nỗ lực vượt khó, trở thành cô giáo dạy học và truyền động lực cho nhiều người cùng cảnh ngộ
Dù đi lại khó khăn, nhưng chị Lâm Thị Kim Cúc (SN 1982, Gia Lai) vẫn miệt mài tham gia các hoạt động thiện nguyện với mong muốn giúp mọi người có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.