Vượt nghịch cảnh, cô gái 8X lập nhóm thiện nguyện giúp đỡ trẻ em khó khăn
Dù không thể tự đi lại, nhưng cô gái 8X - Nguyễn Thị Nhung (1982, Hà Nội) vẫn miệt mài cống hiến cho đời qua nhóm tình nguyện Hạc Giấy cho mình sáng lập.

Do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ bố, từ khi sinh ra đến lúc 3 tuổi cô bé Nhung vẫn không thể tự bò, tự đi được. Gia đình tuy làm nông nghèo khó những vẫn hết lòng đem Nhung đi chạy chữa khắp nơi. Nghe người ta mách ở đâu có người chữa khỏi bệnh, là bố Nhung lại thu xếp dẫn con đến đấy. Chỉ đến khi bác sĩ kết luận, Nhung bị mắc di chứng lạ, hiện chưa có thuốc chữa, gia đình mới thôi nuôi hy vọng. Cứ thế, số phận nghiệt ngã đã khiến cuộc đời cô gái 8X – Nguyễn Thị Nhung gắn chặt với chiếc xe lăn.
Người bố thấy con gái vì mình mà phải tàn tật suốt đời nên đau khổ, day dứt mãi. Thế nhưng, Nhung lại luôn thầm cảm ơn bố vì đã giúp mình được sinh ra, dù có khó khăn vẫn nuôi cô khôn lớn và yêu thương cô hết mực. Những bức thư viết về bố không chỉ giúp Nhung đạt được giải thưởng trong nhiều cuộc thi mà còn là cách để chị bày tỏ lòng cảm ơn đến người bố thân yêu của mình.
Dù hoàn cảnh vô cùng éo le, nhưng chị Nhung luôn căn dặn bản thân phải sống thật ý nghĩa, cho đáng từng phút giây được sống trên đời. Cô gái 8X luôn mang trong mình những ý nghĩ lạc quan, vì chị tin rằng chỉ cần bản thân tích cực, những điều tốt đẹp sẽ ghé đến.

Năm 2009, chị Nhung được bạn dẫn đến một mái ấm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đó là nơi những trẻ em mồ côi, khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhận thấy bản thân mình giống các em, nhưng chị vẫn còn may khi có thể tự đi lại bằng xe lăn và có gia đình yêu thương, săn sóc. Thế là chị trăn trở, suy nghĩ bản thân mình phải làm một điều gì đó để giúp những em nhỏ có hoàn cảnh không may này.
Và rồi cơ duyên ấy cũng đến khi chị Nhung biết đến anh Nguyễn Ngọc Quân, giáo viên trường THCS Hợp Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội), cũng là một người bị khuyết tật hai chân. Sau nhiều lần trò chuyện, cả hai quyết định thành lập một nhóm thiện nguyện với mong muốn đem lại may mắn và san sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh.
Cứ thế, đến năm 2015 nhóm thiện nguyện Hạc Giấy ra đời. Nhóm hoạt động theo phương châm “Kết nối trái tim – sẻ chia yêu thương”. Từ 2 thành viên ban đầu, đến nay nhóm đã có hơn 20 thành viên chính thức và hàng trăm cộng viện ở nhiều ngành nghề như sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức,.. Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc, nhưng họ lại có chung với nhau tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ mọi người.
Khi được hỏi về những dự định ấp ủ cho tương lai, cô gái 8x – Nguyễn Thị Nhung chia sẻ, điều mà bản thân chị mong muốn nhất chính là nhóm thiện nguyện Hạc Giấy ngày càng lớn mạnh hơn nữa để giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn, đặc biệt là những em nhỏ mồ côi và những người già neo đơn.
Theo Đại đoàn kết
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ 8X cống hiến hết mình cho xã hội
Đọc thêm
Cơn bạo bệnh không làm người phụ nữ 8X – Thái Thị Hằng Nga (1981) chùn bước, chị ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tìm động lực sống cho bản thân và truyền cảm hứng đến mọi người.
Gần 20 năm sống trên xe lăn, nhưng người phụ nữ xương thủy tinh – Nguyễn Thị Lan Anh (1978) vẫn không ngừng theo đuổi hành trình cống hiến cho xã hội, quyết tâm thay đổi vị thế của người khuyết tật, giúp họ tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống.
Vượt qua mặc cảm và những khó khăn do căn bệnh vẹo cột sống gây ra, chị Tô Lan Phương (1987) tìm thấy niềm vui và hạnh phúc từ những cuốn sách.
Tin liên quan
Tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng trung úy Nguyễn Trung Tín đã ghi nhiều dấu ấn với các mô hình, sáng kiến giúp đỡ người khốn khó ở khu vực biên giới biển Bình Định.
Nếu trải qua được giây phút "thập tử nhất sinh", bé Tùng sẽ phải tiếp tục bước vào giai đoạn hồi phục chức năng, phẫu thuật tạo hình rất tốn kém. Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình của bé rất khó khăn.
Thạch Ngọc Hải (SV năm 3 ngành công tác xã hội, trường ĐH Đồng Tháp) đã cùng các thành viên giúo đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật ở miền Tây.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.