Chân dung cô giáo 30 năm tìm lại âm thanh cho trẻ em kiếm thính

Thay vì chọn ngôi trường bình thường để theo dạy như nhiều tân cử nhân khác, cô giáo Hồ Thị Ngọc Huyền đã chọn đồng hành với những trẻ em kém may mắn tại Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM).

Diệu Nguyễn
08:00 12/11/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bắt đầu buổi học, cô Huyền sẽ cho các em học sinh ôn bài chính tả cũ. Dẫu là bài cũ nhưng có những đoạn cô phải dùng hết mọi cách thức từ đánh vần, phát âm thật to thật rõ khẩu hình, lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến cả ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ ký hiệu để diễn giải để các em hiểu bài.

Trong lớp, có những bạn nhanh nhẹn, hiểu bài và nhớ bài nhanh, nhưng cũng có những ca “rất khó”. Nhưng dù khó đến đây, cô giáo ấy vẫn nhẫn nại đứng bên, đánh vần từng con chữ cùng các em. “Có những bài học dễ với các bạn bình thường, nhưng lại rất khó với những học sinh khiếm thính, nên mình phải hạ mục tiêu thấp xuống, chia nhỏ bài học. Cũng vì đặc thù này mà từ lớp 1 đến lớp 5, một lớp phải học mất 2 năm”, cô Huyền chia sẻ.

chan-dung-co-giao-30-nam-tim-lai-am-thanh-cho-tre-em-kiem-thinh

Vì khiếm thính nên các em thường tự ti, không dám giao tiếp, tiếp xúc với mọi người nên rất nhiều trường hợp khi nhập học các em đã ở trong tình trạng tự kỷ. Vì thế, làm giáo viên ở đây thầy cô không chỉ dạy kiến thức, giúp học trò tìm lại âm thanh cuộc sống mà còn lắng nghe, hỗ trợ, giúp các em tự tin hòa nhập với cộng đồng.

Bnaj Lê Hoàng Anh, học sinh lớp 9 chia sẻ: “Trước đây em từng mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, do em bị khiếm thính, không ai thích chơi cùng, lúc nào em cũng chỉ lủi thủi một mình. Không biết nhiều về từ ngữ để giao tiếp với mọi người khiến em thấy tự ti và thu mình lại. Nhưng từ ngày đến trường học, được cô Huyền dạy dỗ, có các bạn cùng chơi, cùng học tập em tiến bộ hơn nhiều. Giờ đây em thấy rất hạnh phúc”.

Hiện tại, Hoàng Anh được tài trợ cho đi học ngôn ngữ ký hiệu với mong ước trở thành giáo viên ngôn ngữ ký hiệu trong tương lai để giúp đỡ lại những trẻ em bị khiếm thính giống như mình. Cô Huyền cũng cho biết trước đây thường sẽ có giáo viên làm nhiệm vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu tại các buổi lễ cho học sinh, nhưng bây giờ công việc này đã do Hoàng Anh đảm nhận.

chan-dung-co-giao-30-nam-tim-lai-am-thanh-cho-tre-em-kiem-thinh (1)

Thấm thoắt đã 30 năm cô giáo Ngọc Huyền đồng hành cùng trẻ khiếm thính. Những ngày đầu khó khăn, lắm lúc cô Huyền cũng đã xao lòng, ngày ấy cô không dám nghĩ mình sẽ đi được đến tận hôm nay. Nhưng nhờ vào tình yêu thương bao la với trẻ khiếm thính cô đã mạnh mẽ vượt qua tất cả để tìm lại âm thanh cuộc sống cho những trẻ kém may mắn.

Cô Nguyễn Thị Thân, Hiệu trưởng Trường chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng, xúc động nói: "Dù ở nhiệm vụ nào cô Huyền cũng rất trách nhiệm, tận tụy chăm lo cho các em học sinh. Trong việc dạy, cô Huyền thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy để giúp những giờ học không còn thụ động, nhờ đó các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn. Vì sự ân cần, chu đáo đó mà các em học sinh rất yêu quý cô Huyền. Nhiều học sinh sau khi ra trường vẫn thường xuyên về thăm cô".

Xem thêm: Cô giáo Nghệ An cưu mang nhiều học trò mồ côi

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận