Tại sao nữ phạm nhân Trung Quốc thời xưa khi hành hình đều phải cởi áo?
Thời xưa, phụ nữ Trung Quốc mỗi khi phạm trọng tội, trước khi hành hình đều phải cởi bỏ y phục.
Đối với quy tắc này, dù người phụ nữ trước đây có thân phận thế nào, từ hoàng tộc đến dân thường đều bị đối xử như nhau. Bởi thế trong lịch sử, nhiều người đã lựa chọn cách tự sát để không bị làm nhục. Tiêu biểu như em gái của Triệu Phi Yến là Triệu Hợp Đức và dì của Đường Huyền Tông là Công chúa Thái Bình đều tự sát khi biết bản thân sẽ bị hành hình.
Tuy nhiên, cũng có nữ phạm nhân không chọn cách tự sát, như Thượng quan Uyển Nhi dù phạm tội chết nhưng vẫn không tự sát, một vị công chúa thời nhà Thanh đắc tội với Hoàng Thái Cực đã bị ông hạ lệnh bắt cởi áo lăng trì đến chết.
Thực tế, trong lịch sử Trung Hoa hầu hết các nữ phạm nhân bị tử hình đều ăn mặc vô cùng nhếch nhác, phải cởi áo trước khi hành quyết. Vậy, nguyên nhân là do đâu?
Luật quy định rõ ràng
Việc phạm nhân tử hình phải cởi áo trước khi hành quyết đã được quy định rõ ràng trong các bộ luật cổ. Điều này không chỉ áp dụng với phạm nhân nữ mà phạm nhân nam cũng thế.
Dưới thời Lương Vũ Đế cai trị - vị Hoàng đế khai quốc ra nhà Lương, chế độ này đã bị bãi bỏ. Ông cho phép cả nam và nữ bị tử hình đều có thể mặc áo trước khi hành quyết. Tuy nhiên, sau khi Lương Vũ Đế băng hà, quy tắc này lại được hồi sinh và áp dụng như cũ.
Thuận tiện cho việc hành hình và xác minh danh tính
Người xưa vốn mê tín dị đoan, đao phủ cũng không phải là ngoại lệ. Đao phủ làm công việc đáng sợ này cũng đi kèm theo nhiều quy tắc, trong đó có một luật bất thành văn đó là: Phải dùng dao cùn để chặt đầu người và tuyệt đối không được mài dao trước khi hành quyết phạm nhân.
Bởi vậy, dao đã cùn mà phạm nhân mặc áo trên người sẽ rất khó “xong việc” chỉ trong một phát dao, điều này càng khiến phạm nhân thêm đau đớn tột cùng.
Do đó, cởi áo sẽ thuận tiện cho việc hành hình và đóng vai trò quan trọng để xác minh thi thể. Trong lịch sử đã có nhiều trường hợp tù nhân dùng những mánh khóe nhằm thoát tội chết, chính vì vậy nên mới có luật cấm phạm nhân mặc áo.
Giết gà dọa khỉ
Thông thường, phạm nhân khi bị tử hình sẽ bị kéo ra pháp trường để thi hành án, trước con mắt chứng kiến của biết bao người. Tại pháp trường, phạm nhân sẽ bởi cởi áo, quỳ xuống và chờ đợi cái chết ập đến chỉ sau tích tắc.
Người dân chứng kiến hành hình sẽ vô cùng sợ hãi, từ đó không còn đủ gan mà phạm pháp hay gây hỗn loạn. Đây là một cách giết gà dọa khỉ thường được người xưa áp dụng để hạn chế người dân phạm tội.
Trọng nam khinh nữ, cùng một tội nhưng nữ thường bị xử nặng hơn nam
Thời xưa vốn tồn tại tình trạng “Trọng nam khinh nữ”, gia trưởng. Xét về địa vị trong gia đình và xã hội, nữ giới thường thua kém nam giới và phải chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Bởi khái niệm nam nữ khác biệt này mà khi cùng phạm một tội, nữ thường phải chịu hình phạt nặng hơn nam. Ví như nam giới bị đày ải, lao động khổ sai, nữ nhiều khả năng sẽ bị hành hình.
Thói xấu của quan lại thời xưa
Không ít quan lại thời xưa có phẩm chất đạo đức kém, thích làm nhục tù nhân bằng cách lột quần áo trước khi hành hình, đặc biệt là nữ giới. Đối với nữ tù nhân, đây là cách làm nhục tinh thần, thậm chí còn khiến họ khổ sở hơn là xử tử.
Bên cạnh đó, phụ nữ thời phong kiến thường sống bảo thủ, khép kín, việc để lộ cơ thể như thế sẽ khiến họ tổn thương cả về thể chất và tâm lý, nhiều người còn cảm thấy việc này khiến họ “sống không bằng chết”. Do đó, nhiều người gọi thói xấu này là một khối u ác tính của xã hội cũ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận