Nhà sư Việt mượn thơ "bẻ gãy" sự ngạo mạn của sứ Tống

Câu thơ của sư Pháp Thuận có ý rằng, người Việt nhìn ngoài có thể nhẹ nhưng đừng quên mái chèo phía dưới dập đầu sóng xanh. Cách đối thơ chuẩn từ thơ đến ý khiến sứ Tống sợ hãi, hết luôn sự ngạo mạn ban đầu. 

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam với các triều đại phương Bắc, bên cạnh việc đấu võ thì đấu văn cũng diễn ra rất ác liệt. Không ít sự kiện được ghi vào chính sử, lưu truyền đến tận ngày nay. 

Nếu đấu võ thể hiện sức mạnh quân sự cùng lòng dũng cảm thì đấu văn lại thể hiện ý chí sắt đá, sự quật cường thông minh của người Việt. Trong đó, phải kể đến cuộc đấu văn giữa sứ nhà Tống với nhà Việt năm 987.

Năm Đinh hợi (987), nhà Tống sai Lý Giác đi sứ Đại Việt. Tống Hy Tông phong Lý Giác là Quốc tử giám bác sĩ. Lý Giác là một văn thần, thơ văn giỏi, học vấn rộng. Tống Hy Tông cử Lý Giác sang để thăm dò tình hình Đại Việt, đồng thời muốn xem nhân tâm Đại Việt trong thời điểm rối ren ra sao. 

Họ muốn biết, sau khi Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, sĩ phu Việt sẽ ủng hộ hay phản đối. Nếu triều Lê Hoàn không có ai cơ trí, nhà Tống sẽ lên kế hoạch thôn tính Đại Việt. 

nha-su-viet-muon-tho-be-gay-su-ngao-man-cua-su-tong-3
Ảnh minh họa

Khi đó, vua Lê Hoàn cho nhà sư Pháp Thuận (914-990) ra ứng phó, để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư, nhân tài đầy rẫy. Pháp Thuận tên thật là Đỗ Pháp Thuận, là thiền sư đời thứ 10 của dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Ông nổi tiếng học rộng thơ hay, không màng danh lợi.

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Năm Đinh hợi (987), nhà Tống lại sai Lý Giác sang. Khi Giác đến chùa Sách Giang, vua sai pháp sư tên là Thuận giả làm người coi sông ra đón. Giác rất thích nói chuyện văn thơ. Lúc ấy nhân có hai con ngỗng lội trên mặt nước, Giác vui ngâm rằng:

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha.

(Ngỗng ngỗng hai con ngỗng,

Ngửa mặt nhìn chân trời).

Pháp sư dương cầm chèo, theo vần làm nối đưa cho Giác xem:

Bạch mao phô lục thủy, 

Hồng trạo bãi thanh ba.

(Nước lục phô lông trắng,

Chèo hồng sóng xanh bơi).”

Đọc qua bài thơ này chỉ thấy 2 người tả ngỗng nhưng bên trong lại là tiếng đáp dọa nạt của sứ Tống cùng lời đáp vang tiếng binh khí của người lái đò Đại Việt. Cụ thể, hai câu thơ tả ngỗng của Lý Giác là:

Nga nga lưỡng nga nga,

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Ẩn sau ý nghĩa tả ngỗng, sứ Tống ám chỉ vua tôi nhà Tiền Lê giống như bầy ngỗng hướng tới mặt trời (mặt trời chính là nước Tống). Còn lời đáp trả của sư Pháp Thuận là: 

Bạch mao phô lục thủy,

Hồng trạo bãi thanh ba

Nghe xong, sứ nhà Tống lấy làm kinh hãi. Khi Lý Giác ngâm thơ mượn ý 2 câu đầu của bài Vịnh Nga do Lạc Tân Vương làm từ 3 thế kỷ trước, sư Pháp Thuận cũng mượn luôn 2 câu sau để đáp trả. Trong đó, câu của sư Pháp Thuận còn có ý rằng, người Việt nhìn ngoài có thể nhẹ nhưng đừng quên mái chèo phía dưới dập đầu sóng xanh. Nhà sư đối thơ chuẩn từ thơ đến ý khiến sứ Tống sợ hãi, hết luôn sự ngạo mạn ban đầu. 

Bài thơ gốc của Lạc Tân Vương là:

Nga, nga, nga

Khúc hạng hướng thiên ca

Bạch mao phù lục thủy

Hồng chủy bát thanh ba

Dịch:

Ngỗng, ngỗng, ngỗng

Nghếch cổ lên trời kêu

Lông trắng phô nước biếc

Chân hồng quẫy sóng xanh)

nha-su-viet-muon-tho-be-gay-su-ngao-man-cua-su-tong-2
Ảnh minh họa

Khi đến Hoa Lư, Lý Giác làm thêm một bài thơ nữa để thử tài người Việt. Theo Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép: 

“Khi về đến sứ quán, Giác làm thơ gửi tặng:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.

Đông Đô lưỡng biệt tâm vưu luyến,

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch,

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu.

Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu.

(May gặp thời bình được giúp mưu,

Một mình hai lược sứ Giao Châu.

Đông Đô mấy độ còn lưu luyến,

Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.

Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,

Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.

Ngoài trời lại có trời soi nữa.

Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu).

Thuận đem thơ này dâng lên. Vua cho gọi sư Ngô Khuông Việt đến xem. Khuông Việt nói: “Thơ này tôn bệ hạ không khác gì vua Tống”. Vua khen ý thơ, tặng cho rất hậu. Khi Giác từ biệt ra về, vua sai Khuông Việt làm bài hát để tiễn, lời rằng:

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,

Dao vọng thần tiên phục đế hương.

Vạn trùng sơn thủy thiệp thương lang,

Cửu thiên quy lộ trường.

Tình thảm thiết,

Đối ly trường,

Phan luyến sử tinh lang.

Nguyện tương thâm ý vị biên cương,

Phân minh tấu ngã hoàng.

(Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương,

Thần tiên lại đế hương.

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương,

Về trời xa đường trường.

Tình thắm thiết,

Chén lên đường,

Vin xe sứ vấn vương.

Xin đem thâm ý vì Nam cương,

Tâu vua tôi tỏ tường)

Giác lạy ra về”

Thực tế, nhà sư Khuông Việt thừa biết Lý Giác vẫn có ý ngạo mạn khi câu cuối ám chỉ, tuy Lê Hoàn xưng vua nhưng vẫn chỉ là sóng ở khe đầm. Tuy nhiên, khi nhà sư Khuông Việt nói câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” của Lý Giác là tôn vua Tống với vua Lê là như nhau đã khiến Lý Giác lạnh sống lưng. Bởi chuyện này nếu có ai sàm tấu với vua Tống thì Lý Giác sẽ mắc tội lớn, tru di tam tộc chả chơi. Vì thế mà Lý Giác sợ hãi, không dám bóng gió gì thêm trước khi ra về.

(Theo Một Thế Giới)

Xem thêm: Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông từng "cân" cả Đông Nam Á như thế nào?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông quả thực là một quốc gia cường thịnh về kinh tế, mạnh về quân sự. Đại Việt từng đem quân tiến đánh Bồn Man, Lan Xang, truy đuổi quân địch sang cả các nước láng giềng, khiến Đông Nam Á thần phục.

Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông từng 'cân' cả Đông Nam Á như thế nào?
0 Bình luận

Bình Lệ Nguyên là một trận đánh lớn giữa tượng binh Đại Việt và kỵ binh Mông Cổ. Binh lính Đại Việt cưỡi lưng voi, dùng cung, kích, câu liêm đánh kỵ binh Mông Cổ. Hỗ trợ đắc lực cho bộ binh Đại Việt tấn công trực diện vào chân và bụng ngựa các vũ khí như gươm, đao, rìu, giáo, kích…

Chuyện chưa kể về trận huyết chiến giữa tượng binh Đại Việt và kỵ binh Mông Cổ ở Bình Lệ Xuyên
0 Bình luận

Dân tộc Việt Nam đã trải qua 5 thế kỷ liên tục chống giặc phương Bắc sau khi giành độc lập tự chủ năm 938. Chiến thắng thứ 5 của dân tộc (Lê Lợi) là dấu mốc cuối cùng, khiến giặc phương Bắc khiếp đảm.

5 kỳ công đánh khiến giặc phương Bắc khiếp đảm, đến 400 năm sau mới dám xâm phạm lại
0 Bình luận

Lúc sinh thời, Mạc Đĩnh Chi từng làm quan 3 đời vua, 2 lần đi sứ phương Bắc, sử dụng tài trí của mình khiến vua quan phương Bắc khâm phục.

Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cùng giai thoại đấu trí cả triều đình phương Bắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

PC Right 1 GIF
Đề xuất