Hướng dẫn cách nặn mụn không bị thâm: Tuyệt chiêu giúp chị em giữ gìn nhan sắc

Nặn mụn là thói quen không thể bỏ của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách nặn mụn không bị thâm, không ảnh hưởng xấu đến da.

Thùy Nguyễn
17:16 10/10/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều người coi việc nặn mụn như thói quen, thậm chí có sở thích bóp nặn mụn bằng tay gây ra hậu quả nghiêm trọng cho da. Để tránh điều này, bạn cần tuân thủ các cách nặn mụn không bị thâm, không sẹo, viêm nhiễm và không tổn thương da. 

Khi nào nên nặn mụn?

Để nặn mụn không bị thâm thì cần phải chọn đúng thời điểm để nặn. Phải có kinh nghiệm để biết khi nào mụn đã chín, mụn chưa chín để nặn hiệu quả. Đối với những nốt mụn đã hình thành nhân mụn cứng, trồi lên da thì chỉ cần một thao tác nhẹ nhàng cũng có thể loại bỏ nhân mụn. 

huong-dan-cach-nan-mun-khong-bi-tham-seo-bao-ve-lan-da-1

Đối với mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá, mụn đầu trắng thường khó xác định nhân mụn, cần thời gian nặn lâu hơn nên tốt nhất là nặn mụn vào buổi tối. Chỉ nặn mụn khi đã xác định được nốt mụn chín già và lên cồi, cần lấy ra nhanh để tránh tình trạng sưng, chai cứng. Đối với những mụn nhỏ không nhân, mụn li ti thì có thể uống thuốc hoặc dùng kem bôi để nốt mụn xẹp nhanh hơn. 

Những loại mụn nào được phép nặn?

Không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Để nặn mụn không bị thâm thì phải chọn đúng loại mụn, đúng thời điểm để nặn. Nhiều người cứ thấy mụn trồi lên da là nặn, không cần biết đó là mụn gì. Điều này rất nguy hiểm, chỉ những nốt mụn đáp ứng yêu cầu dưới đây mới được nặn:

Nốt mụn nhỏ, không bị sưng hoặc viêm.

Mụn đã già, cồi mụn đã khô, nhân mụn nổi rõ. 

Cách nặn mụn không bị thâm

Để bảo vệ làn da, bạn cần áp dụng cách nặn mụn không bị thâm theo những bước đơn giản dưới đây:

Vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn: Việc vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cho da, tình trạng mụn và

huong-dan-cach-nan-mun-khong-bi-tham-seo-bao-ve-lan-da-2

sưng viêm không bị nặng và da không bị nhiễm trùng. 

Vệ sinh vùng da nặn mụn: Việc này vô cùng quan trọng, giúp bạn tránh được những viêm nhiễm không đáng có, giúp bạn thấy rõ nốt mụn, tránh việc nặn sai, nặn nhầm nốt mụn khác.  

Nặn đúng cách, nhẹ nhàng: Có thể dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn đã được vệ sinh, khử trùng rồi ấn một lực vừa phải vào quanh nốt mụn cần nặn. Khi nhân mụn, cồi mụn xuất hiện thì ấn thêm lực để nhân mụn ra hết. 

Dùng nhíp gắp nhân mụn: Dùng nhíp gắp khi nhân mụn đã ra ngoài, tuyệt đối không để sót lại trên da.

Dùng tăm bông, băng gạc: Sau khi ấy được nhân mụn, dùng tăm bông hoặc gạc thấm hết các dịch, máu… tồn đọng ở nốt mụn và xung quanh. Bước này giúp ngăn ngừa da sưng tấy và lây lan mụn sang vùng da khác. 

Nặn mụn xong nên làm gì?

Để nặn mụn không bị thâm thì việc áp dụng các mẹo sau khi nặn mụn xong cũng rất quan trọng. 

huong-dan-cach-nan-mun-khong-bi-tham-seo-bao-ve-lan-da-3

Rửa sạch vùng da vừa nặn: Việc rửa sạch da mặt giúp da luôn sạch sẽ, không bị lây lan dịch, mủ, giảm thiểu nguy cơ lây lan mụn một cách tối đa. Bên cạnh đó, nốt mụn cũng không bị nhiễm trùng. Chỉ rửa mặt bằng nước, không nên dùng xà phòng hay sữa rửa mặt.

Chườm đá lạnh điểm giảm sưng viêm: Chườm đá giúp vùng da vừa nặn mụn không bị đau đớn, sưng tấy, giúp da không bị đỏ sau khi nặn mụn, giảm nguy cơ thâm sạm và để lại sẹo. 

Bôi các sản phẩm đặc trị: Da sau khi nặn mụn đang trong tình trạng nhạy cảm và dễ kích ứng. Lúc này, nên bôi các sản phẩm đặc trị được các bác sĩ da liễu chỉ định thay vì chăm sóc da như hàng ngày. 

Hạn chế luyện tập thể dục thể thao và trang điểm: Luyện tập thể dục có thể khiến tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, gây viêm và nhiễm trùng da. Nên nghỉ ngơi 2-3 ngày rồi mới tập luyện bình thường. Tương tự, việc trang điểm cũng như vậy. 

Xem thêm: Đánh bay mụn thịt bằng tỏi tươi nhờ áp dụng các cách đơn giản tại nhà

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận