"Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa": Cách dạy con lạ đời nhưng rất đáng học hỏi

Hầu hết những người trung thực sẽ nhẫn nhịn và dễ thỏa hiệp. Tuy nhiên, bạn không muốn chiếm lợi từ người khác không đồng nghĩa với việc không bị người ta gây chuyện.

Thùy Nguyễn
11:00 21/02/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hàng xóm nhà tôi có một đứa con trai. Quá trình trưởng thành của cậu bé tôi cũng ít nhiều biết được. Từ nhỏ, cậu bé là một đứa trẻ chân thành và trung thực, chưa bao giờ nói dối ai. Lớn lên, cậu siêu năng, học hành chăm chỉ và biết phụ giúp cha mẹ. 

Cậu đối xử với mọi người xung quanh vô cùng tốt bụng. Tuy nhiên, cậu quá thẳng thắn, có gì không hay không phải đều nói ra hết. Cũng may, chúng tôi đều là hàng xóm lâu năm, nên dù có vài người không thích cũng không gây náo động gì lớn, đôi lúc tức giận nhưng chỉ hôm trước hôm sau là xí xóa hết. 

Cậu tốt nghiệp đại học bằng giỏi, ra trường được một công ty tiếng tăm trong nước mời làm việc. Chăm chỉ cả ngày, về nhà cậu ta phờ phạc, mệt mỏi nhưng ai kêu gì cậu cũng giúp, không ngại ngần cũng chẳng kêu ca.

Một ngày nọ, người cha động viên rằng: “Làm nhiều hơn một chút cũng không sao, coi như rèn luyện cơ thể” rồi hỏi con ở công ty thế nào. Cậu đáp: “Con cảm thấy dường như mọi người đều không thích con. Mỗi lúc đi liên hoan hay tiệc tùng họ đều không gọi con, chỉ khi cần con giúp đỡ họ mới nhắc đến thôi. Nhiều khi con bận việc không thể giúp được thì họ tức giận, bày tỏ thái độ ra mặt”.

con-a-sau-nay-dung-lam-mot-nguoi-trung-thuc-nua-1

Từ chối giúp đỡ là chuyện bình thường nhưng những người đồng nghiệp của cậu lại không thích. Nghe xong, cha mẹ cậu bé bất lực: “Có lẽ ngay từ đầu không nên dạy con trở thành người thành thật”. Cuối cùng, người cha thở dài, vỗ vai cậu và nói: “Con à, sau này đừng làm một người trung thực nữa”.

Dù việc thay đổi muộn màng có thể khó khăn nhưng đây lại là mấu chốt để cậu có thể thuận lợi hơn trong bước đường sau này. Và các bậc cha mẹ khi giáo dục con cũng cần phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây: 

Để con có chủ kiến riêng

Nhiều bậc cha mẹ, khi con cái làm trái ý mình sẽ tức giận và trách phạt. Dần dần, đứa trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình làm gì cũng sai, trước khi làm gì cũng phải rón rén hỏi cha mẹ trước, dựa theo yêu cầu của cha mẹ mà làm việc. Những đứa trẻ như thế sau khi lớn lên sẽ không còn chủ kiến, trở thành người bình thường, nhút nhát và rụt rè, mờ nhạt trong đám đông.  

Trong quá trình giao tiếp, trẻ cũng không dám nêu ý kiến của mình. Chúng cho rằng để người khác nói và quyết định sẽ tốt hơn nhiều. Khi trưởng thành, tính cách này sẽ khiến người khác phản cảm, làm gì cũng hỏi ý kiến người khác khiến họ cảm thấy khó chịu.

Có thể thấy, giáo dục con cái cần phải có kỷ luật, phải có chủ kiến riêng, không thể là con rối gỗ để người khác điều khiển.  

Dạy trẻ có giới hạn của riêng mình

Hầu hết những người trung thực sẽ nhẫn nhịn và dễ thỏa hiệp. Nhiều khi bị bắt nạt họ cũng không dám chống lại và sẵn sàng bỏ qua. Vô duyên vô cớ bị lãnh đạo mắng họ cũng chỉ biết im lặng. Họ cho rằng chỉ cần nhẫn nhịn thì mọi thứ sẽ tốt hơn mà không hề biết rằng, người khác bắt nạt nhiều sẽ thành thói quen khó bỏ.  

con-a-sau-nay-dung-lam-mot-nguoi-trung-thuc-nua-3

Nếu hôm nay bạn không dám phản kháng, hôm sau họ sẽ càng ức hiếp bạn hơn. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ phải có giới hạn riêng của mình. Có thể nhẫn nhịn, chịu đựng để mọi chuyện êm đẹp nhưng không thể cứ mãi chịu đựng như thế. Nhiều lúc phải biết tranh đấu vì bản thân. Bạn không muốn chiếm lợi lộc từ người khác thì cũng đừng để người ta gây chuyện với mình.  

Biết cách giành quyền lợi cho mình 

Người xưa có câu: “Rượu ngon cũng sợ hẻm sâu”, người trung thực có tốt đến mấy cũng phải sống cho mình, suy nghĩ cho mình. Đến bản thân cũng không suy nghĩ thì ai sẽ suy nghĩ cho họ đây?

Từ nhỏ, cha mẹ nên giáo dục con cái rằng, nếu muốn gì hãy nghĩ ra cách chính đáng để lấy được nó. Khi trưởng thành cũng thế, mình cần gì, muốn gì chỉ cần chính đáng, hãy dũng cảm nói ra và thực hiện. 

Trung thực rất tốt, nhưng cũng tùy trường hợp. Bạn không làm hại người khác, không có nghĩa người khác sẽ không làm hại bạn. Vì thế, đừng ngần ngại tranh đấu vì bản thân, không có gì phải xấu hổ hay áy náy khi từ chối giúp đỡ người khác.

Xem thêm: "Thương cho roi cho vọt": 7 nỗi khổ cha mẹ nên để con đương đầu và học cách đón nhận

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận