Cá mập cắt bánh quy: Khi ngoại hình không hề đáng yêu như tên gọi

Dù sở hữu cái tên siêu dễ thương nhưng trên thực tế, loài cá mập cắt bánh quy nhìn lại không hề dễ thương chút nào.

Thùy Nguyễn
09:40 26/09/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thông thường, chúng ta thường hay nghe đến các loài cá mập như cá mập trắng, cá mập hổ, cá mập đầu búa… Vốn là kẻ săn mồi khét tiếng nhất đại dương, phải tên gọi “ngầu lòi” như thế mới phù hợp với cá mập. Tuy nhiên, có những loài cá mập lại sở hữu tên gọi vô cùng dễ thương và cá mập cắt bánh quy (cookiecutter shark) là một trong số đó. 

Cá mập cắt bánh quy có ngoại hình thương đối nhỏ. Trung bình, những con cookiecutter có chiều dài khoảng 22 inch và con cái sẽ dài hơn con đực. Bên cạnh đó, loài cá này có mõm ngắn, lưng nâu sẫm hoặc hơi xám và mặt dưới sáng. Xung quanh quang còn có một dải màu nâu sẫm, kèm thêm ngoại hình của mình mà cookiecutter còn có biệt danh là cá mập xì gà. 

ca-map-cat-banh-quy-khi-ngoai-hinh-khong-he-dang-yeu-nhu-ten-goi-1

Loài cá mập này được các nhà tự nhiên học người Pháp phát hiện vào đầu thế kỷ 19. Thế nhưng phải đến 70 của thế kỷ 20, cá mập cắt bánh quy mới được các nhà nghiên cứu hải dương học xem là sinh vật “nhỏ nhưng có võ”, rất hung hãn và nguy hiểm. Bên cạnh đó, dù sở hữu cái tên dễ thương nhưng loài cá mập này lại không hề dễ thương chút nào. 

Cá mập cắt bánh quy có hai vây ngực hình mái chèo, các cạnh có màu nhạt hơn, hai vây lưng nhỏ ở gần phía sau cơ thể và hai vây bụng. Loài cá này còn thú vị ở chỗ, nó có thể tạo ra một ánh sáng xanh sử dụng photophores - các cơ quan phát quang được đặt trên cơ thể của cá mập nhưng dày đặc nhất ở mặt dưới.

Ánh sáng này có thể thu hút con mồi đồng thời giúp cá mập ngụy trang. Đặc biệt, dù ngoại hình nhỏ nhưng hàm răng của cookiecutter lại rất đáng sợ. Hàm trên cá mập cắt bánh quy có những chiếc răng nhỏ và khoảng 25-31 chiếc hình tam giác ở hàm dưới. Loài này dường như cả ngày ở dưới đáy biển sâu và chỉ ngoi lên mặt nước vào ban đêm nên con người ít có dịp tiếp xúc và hiểu về chúng. 

ca-map-cat-banh-quy-khi-ngoai-hinh-khong-he-dang-yeu-nhu-ten-goi-2

Tuy nhiên có thể chắc chắn một điều rằng cookiecutter rất thích cắn. Trong nhiều năm, các nhà khoa học thường xuyên tìm thấy những vết cắn nhưng hình của dụng cụ cắt bánh trên cơ thể của cá heo, cá kiếm, rùa biển, cá mập trắng lớn, cá voi, tàu ngầm quân sự và cả con người. 

Loài cá cookiecutter có đôi môi dày đặc biệt và dễ nhận biết, giúp chúng bám chắc vào cơ thể con mồi thông qua việc tạo ra chân không trên bề mặt nhẵn rồi cắm những chiếc răng sắc nhọn vào da thịt con mồi, sau đó dùng chuyển động xoắn để xúc từng mảng thịt để lại hàng loạt vết thương dưới dạng hố sâu. Những vết thương được ghi nhận sâu khoảng 7cm và rộng khoảng 5cm.

ca-map-cat-banh-quy-khi-ngoai-hinh-khong-he-dang-yeu-nhu-ten-goi-3
Những vết cắn của cá mập cắt bánh quy

Chính những dấu vết này các nhà khoa học tin rằng do các loài săn mồi nhỏ dài không quá 50cm, thích ăn thịt những con mồi lớn hơn mình. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã chính xác. Aaron Carlisle - nhà khoa học hàng hải từ Đại học Delaware giải thích: “Nhìn chung, giả thuyết chính là loài cá mập này chủ yếu ăn những loài động vật lớn hơn chúng rất nhiều, nhưng chúng tôi chưa có bất kỳ dữ liệu thực nghiệm nào”.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu những thứ bên trong dạ dày 14 con cá mập cookiecutter được thu thập gần Hawaii. Kết quả cho thấy, có vẻ loài này thường chọn những con mồi có kích thước bằng mình. Những loài động vật có vú và cá lớn chỉ chiếm khoảng 10% trong chế độ ăn của cookiecutter. Ngoài ra, hầu hết các con cookiecutter vẫn ở dưới sâu, thưởng thức những con mồi nhỏ như mực, động vật giáp xác và cá nhỏ.

Xem thêm: Những bí ẩn chưa có lời giải ở Thái Bình Dương khiến các nhà khoa học "vò đầu bứt tai" suốt nhiều năm liền

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận