Trại tạm cư Phạm Thế Hiển, Sài Gòn năm 1968: Nơi ấm tình đồng bào giữa thời loạn lạc
Trại tạm cư Phạm Thế Hiển là nơi dành cho dân tạm cư, để họ có chỗ ăn, chỗ ở, an toàn vượt qua những ngày tháng loạn lạc.

Có lẽ không mùa xuân nào giống như mùa xuân năm 1968. Đây chính là mùa xuân lịch sử mà người Sài Gòn cảm thấy khó quên nhất.
Sự kiện xuân 1968 hay còn gọi là sự kiện Tết Mậu Thân, sách báo thường gọi là Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đây là cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy để giành chính quyền của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.



Chiến dịch diễn ra ở hầu hết các đô thị miền Nam, đánh vào loạt khu vực trọng yếu của quân đội Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện Tết Mậu Thân là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất. Nó đóng vai trò cũng như hệ quả mang tính bước ngoặt của Chiến tranh Việt Nam.

Sau cuộc nổi dậy, người dân lại mạnh mẽ đứng lên xây dựng cuộc sống mới. Họ quyết định bắt đầu lại mọi thứ. Trong đó, khu trại Phạm Thế Hiển là một trong rất nhiều khu dành cho dân tạm cư có chỗ ăn, chỗ ở trong khoảng thời gian loạn lạc. Nơi đây, cuộc sống vật chất còn rất nhiều khốn khó nhưng lúc nào cũng ấm áp tình người, tình đồng bào.


Hình ảnh cũ được chụp tại gần khu vực chân cầu Chữ Y. Trong đó, hàng trụ điện ở bên trái hình trái là trên đường Phạm Thế Hiển, còn phía bên phải hình trái là Kinh Đôi.
Kinh lớn là Kinh Đôi còn kinh nhỏ là Kinh Ngang số 2. Bên góc trên phải là Rạch Lào và Rạch Bà Tàng ngoằn ngoèo, cùng đó là cây cầu Bà Tàng nằm trên đường Bến Phạm Thế Hiển. Đường dọc Kinh Đôi ở phía bên này chính là Bến Nguyễn Duy (nay là đường Hoài Thanh).
Trong trận Tổng tấn công Mậu Thân đợt 2, phía khu vực quận 8 trúng 2 quả bom 750 cân Anh. Trụ điện bên phải là trên đường Phạm Thế Hiển. Trụ điện sắt 4 chân nằm cách cầu Chữ Y khoảng 250m chính là nơi điện cao thế chuyển hướng ra bờ Kinh Đôi để vào trạm biến thế Chánh Hưng.




Tiểu đoàn 46 Công binh cũng đã nâng cấp những con đường xuyên qua khu nhà cho người tị nạn. Tiểu đoàn còn thành lập một đội đặc nhiệm để xây dựng nhà ở cho những người tị nạn.

Trong đó, 240 người dân địa phương được tiểu đoàn thuê làm tại xưởng mộc ở Long Bình đã được chuyển tới trung tâm điều hành tại trường đua Phú Thọ. Tại đây, họ được đào tạo cách làm nhà tiền chế cho người tị nạn.
Dưới đây là hình ảnh cuộc sống người dân ở trại tạm cư:








Tại trường đua Phú Thọ, các tấm vách, tấm lợp và giàn kèo cho 7 tòa nhà 6mx18m được sản xuất mỗi ngày. Mỗi tòa có một vòi nước, năm gia đình sinh sống và có điện với ba ổ cắm cho mỗi đơn vị gia đình.
Xem thêm: Những điều ít người biết về Ngã Tư Hàng Sanh, Sài Gòn trước năm 1975
Đọc thêm
Nguồn gốc tên gọi của Ngã Tư Hàng Sanh khá thú vị. Trước đây, nơi này chỉ là nơi giao nhau của 3 con đường nên được gọi là Ngã Ba Hàng Sanh.
Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ Catherine Karnow, hình ảnh cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 khiến nhiều người bồi hồi, xao xuyến.
Nghĩa An Hội Quán là một công trình đặc trưng của người Hoa gốc Triều Châu, như một cách để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống, tưởng nhớ về cội nguồn.
Lăng Cha Cả là cái tên quen thuộc với những ai từng có dịp ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, bây giờ Lăng Cha Cả đã có nhiều điểm khác biệt so với trước năm 1975.