Những điều ít người biết về Ngã Tư Hàng Sanh, Sài Gòn trước năm 1975

Nguồn gốc tên gọi của Ngã Tư Hàng Sanh khá thú vị. Trước đây, nơi này chỉ là nơi giao nhau của 3 con đường nên được gọi là Ngã Ba Hàng Sanh.

Thùy Nguyễn
07:00 13/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước đây, Ngã Tư Hàng Sanh được gọi là Ngã Ba Hàng Sanh. Sau này, do nhiều người nhầm lẫn cách phát âm giữa “xanh” và “sanh” nên Ngã Tư Hàng Sanh bị chuyển thành Ngã Tư Hàng Xanh không biết tự khi nào. Cái tên này cũng được coi là tên chính thức, thay thế tên cũ. 

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-1
Ngã ba Hàng Sanh khi chưa có Xa Lộ Biên Hòa

Ngày xưa, Sài Gòn vốn là rừng. Đến giữa thế kỷ XX vẫn còn rất nhiều vết tích. Do đó, nhiều địa danh nơi đây được người dân đặt tên bằng các loài cây như: cây Củ Chi, cây Vắp, cây Sanh, cây Sơn (có cầu Sơn gần ngã tư Hàng Sanh), cây Quéo, cây Thị, cây Da Sà, cây Gõ, cây Xoay, … và cây Gòn (Sài Gòn).

Về tên gọi của Ngã Tư Hàng Sanh, theo nhiều nhà nghiên cứu, trước năm 1945 khu này trồng rất nhiều cây sanh. Cây sanh là loại cây lớn có họ hàng với cây si, cây đa, cây đề. 

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-2
Biển chỉ dẫn đường thời xưa
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-3
Bốt công an ven đường

Cây được trồng dọc hai bên đường Bạch Đằng ngày nay và kéo dài tới tận ngã tư. Trên con đường từ Thiên Lý (đường Cái Quan), gần cầu Sơn đi qua rạch Cầu Bông đến lăng Ông – Bà Chiểu, hai bên đường toàn là cây sanh bát ngát. Do đó, đường có tên là đường Hàng Sanh (Bạch Đằng ngày nay), chỗ ngã tư sau này xuất hiện được gọi là Ngã Tư Hàng Sanh. 

Đến khoảng những năm 1940, cây sanh vẫn còn tồn tại hai bên đường. Đến năm 1960, Bản Đồ Đô Thành Sài Gòn cũng ghi đoạn đường Bạch Đằng ngày nay là đường Hàng Sanh. 

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-5
Những chiếc taxi vàng quen thuộc thời đó
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-9
Đủ các loại phương tiện lưu thông trên đường
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-8
Các cô gái trong tà áo dài trắng đi trên phố

Trước những năm 1960, nút giao này mới có 3 con đường nên được gọi là Ngã Ba Hàng Sanh. Đầu năm 1960, cầu Tân Cảng (nay là Cầu Sài Gòn) được xây dựng. Tuyến đường Xa Lộ Biên Hòa (Xa Lộ Hà Nội ngày nay) kết nối với ngã tư. Nút giao này chính thức thành Ngã Tư Hàng Sanh từ đó. 

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, đây là một trong những nút giao đồng mức thuộc hàng hiện đại nhất Châu Á ngày ấy. Nơi đây có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, phân luồng cùng giải phân cách vô cùng hiện đại. Hệ thống cáp ngầm và dây điện đi ngầm dưới lòng đất cũng khiến nhiều người ngày nay phải trầm trồ. 

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-4
Hệ thống đèn tín hiệu hiện đại bậc nhất thời điểm đó
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-7
Người dân đứng chờ đèn xanh đèn đỏ
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-10
Nút giao được coi là hiện đại bậc nhất châu Á thời điểm đó
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-6
Chùa Phước Viên ngay gần Ngã Tư Hàng Sanh

Ngày trước, ở Ngã Tư Hàng Sanh có đặt một chiếc đồng hồ lớn. Ngày nay, những chiếc đồng hồ công cộng ấy chỉ còn lại ở một vài ngã tư.

Sau này, vòng xoay của Ngã Tư Hàng Sanh bị đập bỏ, nhường chỗ cho cây cầu vượt hiện đại bằng thép xuyên ngang. Chiếc đồng hồ và vòng xoay biến mất cũng khiến rất nhiều người hoài niệm.

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-11
Lính Mỹ đứng chờ đèn đỏ
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-12
Xe cộ đi lại tấp nập trên đường
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-13
Con đường khá rộng rãi, thoáng mát
nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-nga-tu-hang-sanh-sai-gon-truoc-nam-1975-14
Các tốp thanh niên trên đường

Khi theo học tại Sài Gòn những năm 1943, nhà thơ Kiên Giang – Hả Huy trọ ngay tại Hàng Sanh. Ông từng sáng bài thơ “Nhạc Xe Bò”, trong đó có đoạn:

Đêm xưa trăng mới đứng đầu

Đoàn xe bò đã qua cầu Hàng Sanh

Nhạc xe bò rộn âm thanh

Khô khan mà thảm, mong manh mà sầu…

Xem thêm: Ngắm nhìn cuộc sống người dân Sài Gòn những năm 1990 qua hình ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận