Ai là người đã quy hoạch Sài Gòn từ thành Gia Định?

Sau khi chiếm đóng Gia Định, Pháp đã tổ chức mở rộng kinh tế và đường xá. Tuy nhiên trước đó, Sài Gòn đã được quy hoạch gọn gàng bởi ông Trần Văn Học.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước khi Pháp tiến vào, Sài Gòn đã để lại những trục đường chính, dù không phải là đoạn đường bằng phẳng đẹp đẽ nhưng đều là những tuyến huyết mạch, quan trọng. Những đoạn đường ở ven thành Gia Định, được tạo ra từ khoảng những năm 1790.

Những con đường này được công trình sư Trần Văn Học thiết kế cũng như quy hoạch. Dù có công lớn trong việc thiết kế và quy hoạch thành Gia Định nhưng những ghi chép về Trần Văn Học không nhiều, mọi người vẫn không biết rõ chính xác năm sinh và năm mất của ông. Mọi người chỉ biết ông là người huyện Bình Dương, Gia Định. Cụ thể, ông là dân khu vực ngã năm Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TP.HCM hiện nay) và khi mất, ông cũng được chôn ở nơi đây.

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-1
Bản đồ Sài Gòn năm 1815

Khi gia đình chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đuổi giết, ông đã giúp mẫu thân và gia đình Nguyễn Ánh trốn sang Cao Miên, đưa hoàng tử Cảnh đi cầu viện nước ngoài, sau này là người có công lớn trong việc phò tá Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long). Trong quá trình bôn tẩu, Trần Văn Học từng đến Xiêm (Thái Lan), Ấn Độ, Pháp, Bồ Đào Nha, Philippines, Malaysia...  Ông cũng chính là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây.

Dù là võ tướng, Trần Văn Học không chỉ biết chữ Nho mà còn rất giỏi chữ quốc ngữ và tiếng Latin. Ông là trợ tá đắc lực của Nguyễn Ánh trong việc thông ngôn, dịch sách đặc biệt là các sách về kỹ thuật, địa lôi và binh khí. Năm 1790, khi Nguyễn Ánh cho xây thành Gia Định từ thiết kế của hai sĩ quan công binh Pháp Olivier de Puymanel và Le Brunt, Trần Văn Học đã được giao cho việc phác họa đường sá và phân khu phố phường đường trong thành năm 1790. Bên cạnh đó, Nguyễn Ánh còn giao ông chịu trách nhiệm quy hoạch phố thị nằm ngoài thành lũy.

Thành Gia Định hay còn gọi là thành Bát Quái. Khi xây dựng thành, có tới 30.000 dân phu được huy động. Trần Văn Học đã phác họa lên những con đường ở ngoài rìa thành, sau này trở thành những trục đường chính của Sài Gòn khi Pháp tiến vào xâm lược và chiếm thành Gia Định. 

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-2
Đại lộ Norodom (đường Lê Duẩn ngày nay)

Những con đường là trục chính của Sài Gòn gồm: Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đĩnh Chi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,… (đây đều là tên những con đường hiện nay). Tất cả đều là những con đường ở ngoài rìa thành Gia Định xưa. Ví dụ như, đường Đồng Khởi (hay Catinat thời Pháp) chỉ là con đường để chúa Nguyễn dạo chơi bờ sông Sài Gòn mà thôi.

Ở trung tâm Sài Gòn, Trần Văn Học đã phác họa ít nhất 26 con đường, được đánh số thứ tự lần lượt. Ngày 1/2/1865, đề đốc De La Grandière đã đặt tên đường số 16 Catinat. 

Năm 1792, Trần Văn Học tiếp tục phác họa thêm đường xá ở thành Mỹ Tho. Năm 1821, ông tiếp tục được vua Minh Mạng giao cho việc phác họa bản đồ sông núi từ thành Gia Định tới tận Tây Ninh. Tuy nhiên, không bao lâu sau thì Trần Văn Học qua đời. 

ai-la-nguoi-da-quy-hoach-sai-gon-tu-thanh-gia-dinh-3
Đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay)

Trước cái tên Trần Văn Học, một người cũng được cho là đã quy hoạch Sài Gòn là  Nguyễn Cửu Đàm (không rõ năm sinh - mất năm 1777). Nguyễn Cửu Đàm là một nhà doanh điền dưới thời Nguyễn. Ông từng quy hoạch 3 sông rạch, gồm rạch Thị Nghè ở phía Bắc, sông Sài Gòn ở phía Đông và rạch Bến Nghé ở phía Nam. Năm 1772, ông còn cho người đào kênh dài thẳng từ rạch Cát ra Lò Gốm, đặt tên là kênh Ruột Ngựa, giúp thuyền bè dễ dàng đi lại từ Sài Gòn về miền Tây và ngược lại. 

Xem thêm: Nhà thờ Đức Bà: Kiến trúc cổ điển giữa lòng Sài Gòn sôi động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sài Gòn ngày càng trẻ trung và năng động, nhưng giữa lòng thành phố vẫn tồn tại một nét cổ điển vô cùng độc đáo mang tên Nhà thờ Đức Bà.

Nhà thờ Đức Bà: Kiến trúc cổ điển giữa lòng Sài Gòn sôi động
0 Bình luận

Cuộc sống Sài Gòn năm 1902 qua những bức ảnh tư liệu hiếm hoi dưới đây sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc khó tả.

Trở về quá khứ với những bức ảnh tư liệu hiếm hoi của Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 20
0 Bình luận

Bánh bao Cả Cần được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam. Chiếc bánh được làm hoàn toàn bằng thịt băm chứ không nhiều dầu mỡ như của người Hoa.

Câu chuyện nổi tiếng về chiếc bánh bao Cả Cần tại Sài Gòn những năm 1970
0 Bình luận

Tin liên quan

Thay vì cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết, nữ chuyên gia tài chính này lại thực hiện triết lý tiết kiệm "ngược đời": Ưu tiên sở thích cá nhân.

Triết lý 'ngược đời' giúp chuyên gia tài chính tiết kiệm 100.000 USD sau 3 năm: Hãy ưu tiên sở thích cá nhân
0 Bình luận

Đa số chúng ta nghĩ rằng có tài năng thì phải bộc lộ hết ra ngoài. Tuy nhiên, cổ nhân thực sự cho rằng cách xử thế "giả ngốc" mới là vẹn toàn nhất.

Vì sao nói người thực sự thông minh là người biến mình thành 'kẻ đại ngốc'?
0 Bình luận

Hồng Bảo là con trưởng của vua Thiệu Trị nhưng không được nối ngôi vua, người đăng cơ là Hồng Nhậm (vua Tự Đức) - vị vua thứ tư của nhà Nguyễn. Ấy nhưng, phía sau ngai vàng của vua là cả một câu chuyện dài, mà cái tì vết án "răng cắn lưỡi" vẫn còn đó.

Góc khuất sau ngai vàng: Chuyện 'huynh đệ tương tàn' và sự cố 'răng cắn lưỡi' của vua Tự Đức
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Hỗ trợ người khiếm thị “chạm” nghệ thuật kịch sân khấu bằng mô hình 3D

Từ trăn trở “nghệ thuật dành cho rất cả mọi người”, một hành trình ý nghĩa hỗ trợ người khiếm thị tận hưởng trọn vẹn những vở kịch sân khấu đã được bắt đầu từ dự án “Từ tai đến mắt”.

Hải An
Hải An 19 giờ trước
Đội tuyển Việt Nam giành 4 huy chương vàng Olympic Hóa quốc tế 2025

Trong cuộc thi vàng Olympic Hóa quốc tế 2025, cả 4 học sinh Việt Nam đều giành huy chương vàng, trong đó có 2 em lọt top 10.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Danh sách 39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên

Dưới đây là danh sách 39 trường đại học miễn phí học phí cho mọi sinh viên theo học. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bé gái 2 tuổi bị bỏng 60% được cứu sống nhờ ghép da từ mẹ

Bé gái 2 tuổi bị bỏng nặng đến 60%, nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã được Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghép da cứu sống từ chính da của mẹ ruột.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 08/07
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 05/07
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất